[Vật Lý 10] 43 câu hỏi, bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn hè môn Lý hay

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “[Vật Lý 10] 43 câu hỏi, bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn hè môn Lý hay”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Bộ câu hỏi ôn tập hè môn Vật Lý lớp 10 gồm 17 câu lý thuyết sách giáo khoa và 20 câu trắc nghiệm, 6 bài tập tự luận.

LÝ THUYẾT GIÁO KHOA

Chương IV: Các định luật bảo toàn

Câu 1. Động lượng là gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng.

Câu 2. Phát biểu mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực (dạng khác của  định luật II Newton). Nêu ý nghĩa.

Câu 3. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát. Viết công thức. Nêu rõ các đại lượng và đơn vị kèm theo.

Câu 4. Khái niệm công suất. Viết công thức. Nêu rõ các đại lượng và đơn vị kèm theo.

Câu 5. Động năng: Nêu định nghĩa và viết công thức. Nêu tên của các đại lượng trong biểu thức và đơn vị các đại lượng đó.

Câu 6. Thế năng trọng trường: Nêu định nghĩa và viết công thức. Nêu tên của các đại lượng trong biểu thức và đơn vị của các đại lượng đó.

Câu 7. Định nghĩa và viết công thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.

Câu 8: Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức và đơn vị các đại lượng đó.

Chương V: Chất khí

Câu 9. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

Câu 10. Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi các thông số nào?

Câu 11. Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu và viết biểu thức định luật Bôilơ-Mariot.

Câu 12: Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết biểu thức định luật Sac lơ.

Câu 13: Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

Chương VI: Cơ sở nhiệt động lực học

Câu 14. Nội năng là gì ? Có mấy cách làm biến đổi nội năng, kể tên các cách đó?

Câu 15: Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu  quy ước về dấu của các đại lượng.

Chương VII: Chất rắn và chất lỏng – Sự chuyển thể

Câu 16: Sự nở vì nhiệt của chất rắn là gì? Công thức tính độ nở dài, độ nở khối. Nêu rõ các đại lượng và đơn vị kèm theo.

Câu 17. Nêu các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.

LÝ THUYẾT VẬN DỤNG

– Giải thích một số câu hỏi thực tế.

– Kỹ năng vẽ đồ thị : Vẽ đồ thị đường đẳng nhiệt, đường đẳng tích, đường đẳng áp trong các hệ tọa

độ p-V, p-T, V-T.

– Phương trình trạng thái khí lí tưởng. Suy ra công thức tính p2, V2, T2.

III. BÀI TẬP ÁP DỤNG

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí?

A. Do chất khí có thường có khối lượng rất nhỏ

B. Do chất khí thường có thể tích nhỏ

C. Do trong khi chuyển động , các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm với thành bình

D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín

Câu 2:  Hệ thức nào sau đây không phù hợp với nội dung của định luật Sác-lơ?

Câu 3: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:

Câu 4: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Khối lượng.    B. Nhiệt độ tuyệt đối.     C. Thể tích.     D. Áp suất

Câu 5: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần?

A. 2,78              B. 3,2                     C. 2,24                  D. 2,85

Câu 6: Ở nhiệt độ 2730 C thể tích của một lượng khí là 5 lít .Thể tích của lượng khí đó ở 5460 C khi áp suất khí không đổi  nhận giá trị nào sau đây

A. V = 15 lít           B. V = 8,5 lít    C.   V = 7,5 lít          D. V = 20lít

Câu 7: Giả sử chọn nóc nhà cao 5m làm mốc tính thế năng, chiều dương hướng lên trên. Thế năng của một vật nặng 1kg ở đáy một giếng sâu 10m tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là:

A. – 190 J      B. – 150 J         C. + 150 J            D. + 190 J

Câu 8:  Một vật chịu tác dụng của lực 25N hợp với phương chuyển động một góc 300. Tính công của lực tác dụng vào vật khi chuyển động được 10m.

A. 216,5J          B. 207J             C. 108,5J         D. 415J

Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về thể lỏng?

A. Thể lỏng không có thể tích riêng

B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh những vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển

C. Lực tương tác giữa các phân tữ chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất khí nhỏ hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn

D. Không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó

Câu 10: Công suất được xác định bằng :

A. giá trị  công  có khả năng thực hiện   hiện trên một đơn vị độ dài

C. công thực công thực hiện trong một đơn vị thời gian

D. Tích của công và thời gian sinh công

Câu 11: Một vật nằm yên có thể có :

A. vận tốc           B. động lượng           C. động năng            D. thế năng

Câu 12:  Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

Câu 13: Trạng thái của một lượng khí  xác định đặc trưng đầy đủ  bằng thông số nào sau đây ?

A.Thể tích         B. Áp suất         C.Nhiệt độ             D. Cả áp suất , thể tích và nhiệt độ

Câu 14: Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ bên. Mô tả nào sau đây về hai quá trình đó là đúng:

A. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp

B. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp

C. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt

D. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt

Câu 15: Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 47oC đến 367oC, còn thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,3 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 1,5.105Pa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là :

A. 1,5.106 Pa.           B. 1,2.10Pa.           C. 1,8.10Pa.         D. 2,4.10Pa.

Câu 16: Ở nhiệt độ 270 C thể tích của một lượng khí là 10 lít .Thể tích của lượng khí đó ở 5460 C khi áp suất khí không đổi  nhận giá trị nào sau đây

A. V = 5 lít          B. V = 10 lít        C. V = 15 lít                D. V = 20lít

Câu 17: Giả sử chọn nóc nhà cao 5m làm mốc tính thế năng, chiều dương hướng lên trên. Thế năng của một vật nặng 500g ở đáy một giếng sâu 8m tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là:

A. – 65 J        B. – 35 J              C. + 35 J                 D. + 65 J

Câu 18: Một vật có khối lượng 200g rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống mặt đất. Tính công suất trung bình của trọng lực trong quá trình đó. (cho g=10m/s2)

A. 30W.         B. 40W.         C. 20W.              D. 70W.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây với nội dung của định luật Bôi lơ -Mariốt ?

A.Trong quá trình đẳng áp ở nhiệt độ không đổi ,tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là hằng số

B.Trong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi ,tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là hằng số

C.Trong quá trình đẳng nhiệt, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là hằng số

D.Trong mọi  quá trình , ở nhiệt độ không đổi ,tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là hằng số

Câu 20: Một vật có khối lượng 500g đang di chuyển với vận tốc 3m/s. động lượng của vật bằng :

A. 1,5J              B. 2J           C. 2,5J             D. 4J

TỰ LUẬN

Dạng 1 : Các định luật bảo toàn

1. Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật 500g được ném xuống đất theo phương thẳng đứng với tốc độ đầu 5 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng là mặt đất.

a) Tính động năng, thế năng, cơ năng tại điểm ném.

b) Tính vận tốc chạm đất.

c) Tìm vị trí tại đó động năng bằng thế năng.

d) Tìm vận tốc tại vị trí động năng bằng 2 lần thế năng.

Dạng 2: Chất khí

2. Một lượng khí có thể tích 4m3 và áp suất 2atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới thể tích 2 m3. Tính áp suất của khí nén.

3. Một xilanh có pittông có thể di chuyển được. Trong xilanh có một lượng khí ở 27oC, chiếm thể tích 10 lít ở áp suất 105 Pa. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên đến 1,8.105 Pa và thể tích là 6 lít. Tìm nhiệt độ của khí.

4. Một bình được nạp khí ở 430C dưới áp suất 285kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 570C. Coi quá trình là đẳng tích. Tính độ tăng áp suất của khí trong bình.

Dạng 3: Cơ sở nhiệt động lực học

5. Người ta thực hiện một công 50J để nén khí đựng trong xi lanh. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu nếu khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 10J.

6. Người ta truyền cho chất khí trong xi lanh nhiệt lượng 120J, chất khí nở ra và thực hiện công 50J đẩy pittông lên. Hỏi nội năng của chất khí biến thiên một lượng là bao nhiêu?

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 10 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 10 mới cập nhật