Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 năm 2016

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 năm 2016”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 năm 2016: Trình bày thành tựu về  lĩnh vực lịch pháp, thiên văn học và chữ viết của văn hóa cổ đại phương Đông

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 10

Môn: Lịch Sử

Họ và tên: ……………………………….. Lớp:……………………………

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí đối với con người?

A. Khai phá những vùng đất đai rộng lớn

B.Con người làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

C.Xuất hiện sự phân hóa giai cấp

D.Năng suất lao động tăng cao

2: Năm 1380, Minh Thái Tổ tiến hành cải cách bộ máy nhà nước nhằm mục đích

A. giảm sự cồng kềnh của bộ máy các cấp

B.tăng cường tính chuyên chế của nhà vua.

C.quản lí nhà nước được chặt chẽ hơn

D.tăng cường tính chuyên quyền của các bộ

3: Vì sao chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại lại ra đời?

A. Nhu cầu trao đổi

B.Ghi chép và lưu giữ thông tin

C.Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

D.Phục vụ giới quý tộc

4: Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, vì sao cư dân lại sống gắn bó với nhau:

A. Chống ngoại xâm

B.Chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

C.Làm nghề nông

D.Trị thủy

5: Vùng Đê-lốt và Pi-rê ở khu vực Địa Trung Hải nổi tiếng là:

A. Trung tâm thương mại lớn nhất Địa Trung Hải

B.Trung tâm sản xuất thủ công nghiệp lớn nhất thế giới cổ đại

C.Trung tâm kinh tế, văn hóa của Địa Trung Hải

D.Trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

6: Nguyên nhân chính làm xã hội nguyên thuỷ tan rã?

A. Do công cụ lao động bằng đá luôn được cải tiến.

B.Do sự xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi.

C.Do sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại.

D.Do xuất hiện công cụ mới như lao và cung tên

7: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn phương Đông là vì

A. công cụ sắt ra đời muộn

B.đất canh tác khô cứng, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng

C.trình độ kĩ thuật canh tác ở phương Tây rất lạc hậu

D.chế độ công xã thị tộc tan rã muộn.

8: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là

A. cư dân sống tập trung ở thành thị

B.thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

C.sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ

D.địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư

9: Trong xã hội Phương Tây cổ đại tầng lớp nào đóng vai trò sản xuất chính?

A. Nông dân      
B.Bình dân        
C.Thợ thủ công      
D.Nô lệ

10 : Dưới thời Minh, Thanh văn học phát triển thể loại nào?

A. Thơ

B.Truyện

C.Sử thi

D.Tiểu thuyết

11: Trong lịch sử Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất

A. Vương triều Ma-ga-đa

B.Vương triều Gúp-ta

C.Vương triều Hồi giáo Đê-li

D.Vương triều Mô-gôn

12: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến trung quốc là quan hệ giữa hai giai cấp nào?

A. Quý tộc với nô lệ

B.Địa chủ với nông dân lĩnh canh

C.Địa chủ với nông dân tự canh

D.Quý tộc với nông dân công xã

13: Ai là người có vai trò thống nhất Trung Quốc, xác lập nên chế độ phong kiến?

A. Tần Thủy Hoàng                  
B.Hoàng Sào

C.Tần Nhị Thế                     Lưu Bang

14: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc vào thời kì nào?

A. Tần                    
B.Đường

C.Minh                  
D.Thanh

15:Trung Quốc là nước phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?

A. Nhà Tần                  
B.Nhà Đường

C.Nhà Minh                
D. Nhà Thanh

16: Điểm mới trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Đường so với thời Tần – Hán là:

A. Có quan Tiết độ sứ trấn giữ biên cương

B.Có chức quan thượng thư phụ trách các bộ thay thừa tướng và thái úy.

C.Bỏ chức tiết độ sứ

D.Bỏ chức thừa tướng và thái úy

17: Yếu tố nào quyết định sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Trung Quốc với chính quyền phong kiến Mãn Thanh

B.Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

C.Sự xác nhập các nước tư bản phương Tây

D.Sự xung đột với các nước láng giềng

18:Trung Quốc thời phong kiến có 4 phát minh quan trọng đó là:

A. Kĩ thuật in, luyện sắt, đồ gốm, la bàn

B.Giấy, đồ gốm, dệt, luyện sắt

C.La bàn, thuốc súng, luyện sắt và dệt

D.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

19: Tên vị vua kiệt xuất, nổi tiếng nhất trong lịch sử trung đại Ấn Độ là:

A. A-sô-ca                                  
B.A-cơ-ba

C . Đê-li                                     
D.Hác – sa

20: Thuế ngoại đạo là loại thuế mà người Ấn Độ phải nộp trong thời kì

A. Vương triều Ma-ga-đa

B.Vương triều Gúp-ta

C.Vương triều hồi giáo Đê-li

D.Vương triều Mô-gôn

21: Các quốc gia nào chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

A. Trung Quốc

B.Mông Cổ

C.Đông Nam Á

D.Tây Á

22: Sự ra đời nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông có nét độc đáo so với phương Tây là

A. xã hội chưa hề có giai cấp

B.cư dân ở đây chưa hề sử dụng đồ sắt

C.cư dân ở đây chưa hề có sản phẩm dư thừa.

D.cư dân ở đây chưa hề sử dụng đồ đồng thau

23: Lịch sử ghi nhận bước nhảy thứ  hai từ vượn thành người khi xuất hiện:

A. Vượn cổ

B.Người vượn

C.Ng­ười tinh khôn

D.Người tối cổ

24: Hoạt động kinh tế chính của người tinh khôn là?

A. Săn bắt và hái lượm

B.Trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với săn bắt và hái lượm.

C.Săn bắn và hái lượm

D.Trồng trọt và chăn nuôi

25: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa người tối cổ và vượn cổ là gì?

A Hành động – hộp sọ – công cụ – ngôn ngữ

B.Hành động – bàn tay

C.Công cụ – ngôn ngữ

D.Hành động – hộp sọ – bàn tay

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13
Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25
                         

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Trình bày thành tựu về  lĩnh vực lịch pháp, thiên văn học và chữ viết của văn hóa cổ đại phương Đông. Vì sao nói, phương Đông cổ đại là cái nôi của nền văn minh nhân loại?

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 10 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 10 mới cập nhật