Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 Tiết 95 trang 105 sgk Toán 4
Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu)bài 3, 4 tính chu vi , diện tích của hình
Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ
Giải
Hình chữ nhật ABCD có:
Cạnh AB đối diện với cạnh DC
Cạnh AD đối diện cạnh BC
Hình bình hành EGHK có
Cạnh EK đối diện với cạnh GH
Cạnh EG đối diện với cạnh KH
Hình tứ giác MNPQ có
Cạnh MQ đối diện với cạnh NP
Cạnh MN đối diện với cạnh QP
Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu)
Độ dài đáy |
7cm |
14dm |
23m |
Chiều cao |
16cm |
13dm |
16m |
Diện tích hình bình hành |
7 x 16 = 112(cm2) |
|
|
Giải
Độ dài đáy |
7cm |
14dm |
23m |
Chiều cao |
16cm |
13dm |
16m |
Diện tích hình bình hành |
7 x 16 = 112(cm2) |
14 x 13 = 182(dm2) |
23 x 1 = 368(m2) |
Bài 3
Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a+ b) x 2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:
a) a = 8cm ; b = 3cm
b )a = 10dm; b = 5dm
Giải
a) Nếu a = 8cm ; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là:
P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)
b) Nếu a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là:
(10 + 5) x 2 = 30 (dm)
Bài 4. Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?
Giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số : 1000 dm2
- Chương i. số tự nhiên. bảng đơn vị đo khối lượng
- Chương ii. bốn phép tính với các số tự nhiên. hình học
- Chương iii : dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3. giới thiệu hình bình hành
- Chương iv: phân số - các phép tính với phân số giới thiệu hình thoi
- Chương v: tỉ số- một số bài toán liên quan đến tỉ số. tỉ lệ bản đồ
- Chương vi: ôn tập