Lý thuyết bài hoạt động hô hấp
I - Thông khí ở phổi (hình 21-1-2) Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ 02 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
I - Thông khí ở phổi (hình 21-1-2)
Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ 02 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.
Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
Hình 21-1. Sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi theo các chiều khi hít vào và thở ra bình thường
Hình 21-2. Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào - thở ra bình thường và gắng sức
II - Trao đổi khí ở phổi và tế bào
Nhờ các thiết bị chuyên dụng (hình 21-3), ngày nay người ta đã có thể đo được nhanh và chính xác tỉ lệ % của các khí trong không khí hít vào và thở ra.
Bảng 21. Thành phần hít vào và thở ra
Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp (hình 21-4).
Hình 21-4. Sơ đồ cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
A . Sự trao đổi khí ở phổi. B. Sự trao đổi khí ở tế bào