Giải bài C3, C4, C6, C7 trang 52 SGK Vật Lý 6
C4. Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau: a) Ròng rọc (1)... có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Bài học cùng chủ đề:
- Câu C5 trang 52 SGK Vật lí 6
- Lý thuyết ròng rọc
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
C3. Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh :
a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kco vật qua ròng rọc cố định.
b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động
Trả lời:
a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau), do đó độ lớn của hai lực này là như nhau.
b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiêu của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi, do đó độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.
C4. Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau :
a) Ròng rọc (1) ............. có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
b) Dùng ròng rọc (2)..... thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Trả lời:
( 1 ) - cố định ; (2) - động.
C6. Dùng ròng rọc có lợi gì ?
Trả lời:
Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi vể hướng), dùng ròng rọc động được lợi vể lực.
C7. Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực ? Tại sao ?
Trả lời:
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi vẻ hướng của lực kéo