Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào ?

Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp trở về.

Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp trở về, nhất là sau vụ thực dân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20 -11 -1946), công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh. Đợt tổng di chuyển bắt đầu nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.
Đồng thời với việc di chuyển, ta tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, vận động, tổ chức nhân dân tản cư. nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến. 
Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.
Về chính trị, Chính phủ quyết định chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
Về quân sự, mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích, rồi bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch để tự trang bị.
Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường", “Ăn no đánh thắng”. Nhà Tiếp tế được thành lập. làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối, vải bảo đảm nhu cầu về ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.
Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

Các bài học liên quan

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật