Đề Kiểm tra Vật Lý học kì 2 lớp 9 phần Điện học, Quang học, sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Gửi các em học sinh Kiểm tra Vật Lý học kì 2 lớp 9 phần Điện học, Quang học, sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề Kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Sử lớp 9: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đề và đáp án đề kiểm tra kì 1 môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015
- Đề kiểm tra kì 1 môn Sử lớp 9 có lời giải chi tiết
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề kiểm tra có đáp án Môn Lý 9 học kì 2. Nội dung đề là câu hỏi và bài tập về:
- Điện học (Dòng điện xoay chiều, Máy biến thế,Truyền tải điện năng đi xa)
- Quang học ( Hiện tượng khúc xạ ánh sáng,Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kì, Kính lúp, Phân tích ánh sáng – Máy ảnh)
- Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng)
Phần I: Trắc nghiệm (Chọn đáp án đúng)
1. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn điện kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
C. Đưa cuộn dây dẫn điện kín lại gần nam châm điện.
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín.
2. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220 V xuống còn 6 V . Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp tương ứng là:
A. 100 vòng B. 109 vòng
C. 111 vòng D. 120 vòng
3. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đi đến mặt gương bị hắt lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác, bị hắt lại tại mặt phân cách.
C. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác, bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng đi đến mặt nước bị hắt trở lại không khí.
4. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì:
A. OA = f. B. OA = 2f.
C. OA > f. D. OA< f
5. Một kính lúp có độ bội giác G = 10. Tiêu cự của kính lúp bằng bao nhiêu? Muốn quan sát vật, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
A. Tiêu cự 10 cm, phải đặt vật xa hơn 10 cm.
B. Tiêu cự 5 cm, phải đặt vật xa hơn 5 cm.
C. Tiêu cự 2.5 cm, phải đặt vật gần hơn 2.5 cm
D. Tiêu cự 2.5cm, phải đặt vật xa hơn 2.5 cm
6. Một học sinh cao 1.5m đứng cách máy ảnh 3m, từ vật kính đến phim là 5cm. Chiều cao của học sinh trên phim là:
A. 0.5cm B. 1.5cm
C. 2.5cm D. 3cm
7. Chỉ ra câu sai:
Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:
A. Thắp sáng một đèn LED đỏ.
B. Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ.
C. Chiếu chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ.
D. Chiếu chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím.
8. Trong các quá trình sau đây quá trình biến đổi năng lượng nào là không đúng.
A. Trong nhà máy thủy điện, cơ năng biến đổi thành điện năng.
B. Trong máy hơi nước, cơ năng biến đổi thành nhiệt năng
C. Trong máy bơm, điện năng biến thành cơ năng.
D. Trong nồi cơm điện, điện năng biến thành nhiệt năng.
Phần II. Tự luận
9: Vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước thấu kính trong các trường hợp sau?
10: Ở một đầu đường dây tải điện, đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là 1000 vòng và 15000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1000 V, công suất điện tải đi là 150 000 W.
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế?
b) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết điện trở tổng cộng của đường dây này là 100 Ω?
11. Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1kg than bị đốt cháy là 2,93.107J, hiệu suất của nhà máy là 25%. Hãy tính công suất điện trung bình của nhà máy?
12: Trong các trường hợp sau, tác dụng nào của ánh sáng là tác dụng nhiệt, tác dụng quang điện và tác dụng sinh học?
a) Đun nước bằng năng lượng mặt trời.
b) Dùng tia tử ngoại để khử trùng các dụng cụ y tế.
c) Xe chạy bằng năng lượng ánh sáng.
d) Ánh nắng mặt trời làm nám da.
e) Phơi quần áo.
g) Cây cối thường vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
h) Dùng tia hồng ngoại để sưởi ấm.