Nhận xét tình hình chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử.
- Bài học cùng chủ đề:
- Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Hãy cho biết những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.