Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết
Người Việt ở Quảng Ngãi có các loại hò dùng trong lao động sản xuất.
- Bài học cùng chủ đề:
- Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII.
- Hãy nêu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI-XVIII.
- Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Người Việt ở Quảng Ngãi có các loại hò dùng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt cộng đồng. Nếu chia theo môi trường diễn xướng thì có thể chia làm 2 loại: hò trên cạn và hò trên sông, nước.
Có các thể loại: hò giã gạo, hò đầm nền, hò đi cấy, hò xay lúa, hò tát nước, hò đạp xe nước, hò giã vôi, hò đẩy che mía... Tất cả các loại hò này là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường gắn liền với môi trường hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên ruộng lúa, ruộng mía, trên rẫy, trong nhà, ngoài sân, bến bãi, sân đình... Tiết tấu, giai điệu của từng điệu hò phù hợp với hoạt động sinh hoạt hoặc lao động sản xuất, như vòng quay của cối xay lúa, vòng quay của xe đạp nước, nhịp chày giã gạo, nhịp chân đầm nền, nhịp tay cấy lúa... Nội dung của các loại hò này tùy thuộc vào sự "tức cảnh sinh tình" của một cá nhân hay của hai người (nếu là đối đáp), hoặc của một nhóm người, không phân biệt là mỗi loại hò có mỗi nội dung riêng. Có khi là những lời trêu chọc, có khi là để tỏ bày tình cảm, có khi là để quên nỗi vất vả trong lúc lao động... Thường một cuộc sinh hoạt theo các loại hò có nhiều người cùng tham gia. Trong đó có một người xướng (hô), một số người hò theo (xô, ứng), theo trình tự có xướng, có vào hò và kết hò.
Đó là những điệu hò phổ biến, giai điệu, tiết tấu, lời ca tùy hứng, mặc dù có nhiều bài đã có sẵn lời (lời cũ). Tuy nhiên, cũng có điệu hò có tiết tấu ổn định, gọn ghẽ, giai điệu trong sáng, mạnh, như hò giã vôi chẳng hạn.