Giải bài tập Bài 4 trang 14 SGK GDCD lớp 7
Không nói chuyện riêng trong lớp, không hút thuốc lá, không uống rượu, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
a) Trong những hành vi dưới đây, theo em, hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật ?
(1) Không nói chuyện riêng trong lớp ;
(2) Quaỵ cóp trong khi thi;
(3) Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn ;
(4) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường ;
(5) Luôn hối hận khi làm điều gì sai trái ;
(6) Không hút thuốc lá, không uống rượu ;
(7) Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Trả lời
Những hành vi (1); (3); (4); (5); (6); (7)vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật của người học sinh.
b) Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số bạn học sinh hiện nay và tác hại của nó.
Trả lời
- Trốn học đi chơi
- Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra
- Dấu dốt
- Ra vào lớp tuỳ tiện
- Nghỉ học không xin phép
- Ăn quà vặt trong lớp
- Trang phục khi đến trường không đúng quy định
Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tuỳ tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kỉ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh, nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thế trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt.
c)Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỉ luật.
- Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ?
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật ?
Trả lời
- Em không đồng ý với ý kiến trên. Hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm vào ngày chủ nhật còn những ngày học và hoạt động trong tuần Tuấn đều tham gia và đảm bảo tốt, như vậy Tuấn đã giải quyết được tốt việc nhà và việc học. Tuấn là một người con hiếu thảo với cha, mẹ, là người có trách nhiệm với gia đình. Tuấn là người có ý thức tổ chức kỉ luật vì những ngày nghỉ không tham gia những hoạt động do lớp tổ chức vào ngày chủ nhật, thỉnh thoảng nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp vào ngày chủ nhật Tuấn đều vắng mặt. Những ngày vắng mặt Tuấn đến báo cáo xin nghỉ với lí do rất chính đáng là đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh của gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn không có điều kiện để tham gia cùng các bạn mặc dù đó là điều ngoài ý muốn của Tuấn. Như vậy là Tuấn có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thế.
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ động viên, chia sẻ với Tuấn để Tuấn học giỏi hơn, vượt qua khó khăn, nhận được học bổng “Vượt khó học tốt”. Em sẽ vận động các bạn trong lớp lập quỹ “Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó” bằng những đồng quà sáng, tiền tiêu vặt...để giúp đỡ Tuấn và gia đình Tuấn.
- Em và các bạn sẽ cùng Tuấn làm những việc có thể làm được để giúp Tuấn.
d) Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh ?
Trả lời
- Chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp.
- Học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi
- Tu dưỡng rèn luyện đế trở thành người có đạo đức và kỉ luật, sau này trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người công dân tốt.
- Bài 1: sống giản dị
- Bài 2: trung thực
- Bài 3: tự trọng
- Bài 4: đạo đức và kỷ luật
- Bài 5: yêu thương con người
- Bài 6: tôn sư trọng đạo
- Bài 7: đoàn kết, tương trợ
- Bài 8: khoan dung
- Bài 9: xây dựng gia đình văn hóa
- Bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Bài 11: tự tin
- Bài 12: sống và làm việc có kế hoạch
- Bài 13: quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
- Bài 14: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: bảo vệ di sản văn hóa
- Bài 16: quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Bài 17: nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
- Bài 18: bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)