Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hóa lớp 9 Tiết 10 trường THCS Tân Thành

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hóa lớp 9 Tiết 10 trường THCS Tân Thành”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Ma trận đề kiểm tra 1 tiết Hóa lớp 9 chương 1 Tiết 10 năm học 2015 -2016 trường THCS Tân Thành – Bình Thuận. (2 đề, có đáp án và lời giải).

I. Nội dung đề kiểm tra 1 tiết Hóa:

Kiểm tra  kiến thức về tính chất hoá học của oxít và axit.

Kiểm tra kỹ năng giải bài tập về dạng chuỗi phản ứng, nhận biết và tính theo PTHH .

II.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

     Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
 

Oxít

– Biết phân loại oxít.

– Biết được tính chất hóa học của 2 loại oxít.

– Biết được các pư điều chế SO2

– Màu sắc của một số muối tạo thành trong phản ứng với oxít

– Dựa vào tính chất hóa học, phân tích để xác định những cặp chất có thể  pư được với nhau

-Hoàn thành được dạng toán “hoàn thành dãy chuyển hóa”

– Trình bày phương pháp nhận biết oxít  
Số câu 3   1 1   1 6câu
Số điểm 1,5   0,5 2   1
 

Axit

– Biết được tính chất hóa học của axít  – Dựa vào tính chất hóa học, phân tích để xác định những cặp chất có thể  pư được với nhau

 

 

– Vận dụng tính chất hóa học axit, giải bài tập “tính theo PTHH”

 
Số câu 3   1     1 5 câu
Số điểm 1,5   0,5     3 5 đ
Tổng Điểm 3   1 2   4 11 câu (10đ)
% 30% 30% 40%

III. ĐỀ KIÊM TRA

 KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết 10 )

 Môn: Hoá 9 –Năm học 2015 -2016

 ĐỀ 1

A.TRẮC NGHIỆM (4đ):

     Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng:

1: Phản ứng giữa H2SO4 với NaOH là phản ứng

A. trung hoà       
B.phân huỷ            
C.thế                   
D.hoá hợp

2: Dãy chất gồm những Oxít  tác dụng được với axit là

A. CO2, P2O5, CaO          
B.FeO, NO2, SO2

C.CO2, P2O5, SO2              
D.CaO, K2O, CuO

3: Chất  khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra một dung dịch có màu vàng nâu là

A. Cu       
B.Fe            
C.Fe2O3               
D.ZnO

4: Những nhóm oxít tác dụng được với nước là:

A. CO2, FeO, BaO              
B.Na2O, CaO,CO2

C.CaO, CuO, SO2                 
D.SO2, Fe2O3, BaO

5: Phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng:

A. CuO      
B.Fe(OH)2                  
C.Zn            
D.Ba(OH)2

6: Khí SO2 được điều chế từ cặp phản ứng

A. K2SO3 và KOH        
B.H2SO4 đặc, nguội và Cu

C.Na2SO3 và HCl        
D.Na2SO4 và H2SO4  

7: Chất  khi tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh lam là

A. Cu(OH)2              
B.BaCl2                
C.NaOH              
D.Fe

8: Để làm khô hỗn hợp khí CO2 ­và SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng:

A.CaO      
B.H2SO4 đặc          
C.Mg        
D.HCl

B.TỰ LUẬN (6đ):

1(2 đ).Hãy viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa sau:

K —(1)—->  K2O —-(2)—–> KOH —-(3)—–>  K2SO4(4)—–>  BaSO4

2 (1đ). Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết hai chất rắn màu trắng là: Na2O và P2O5 .Viết PTPƯ minh họa .

3 (3 đ).Trung hòa vừa đủ 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M với dung dịch H2SO4 15%. Sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo ra chất kết tủa màu trắng. Hãy :

a) Viết PTHH xảy ra .

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng .

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

(Cho Ba = 137,   H = 1, O = 16 , S = 32)


 KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết 10 )

 Môn: Hoá 9 –Năm học 2015 -2016

 ĐỀ 2

A.TRẮC NGHIỆM (4đ):

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng:

1: Những nhóm oxít tác dụng được với nước là:

A. CO2, FeO, BaO          
B.CaO, CuO, SO2

C.SO2, Fe2O3, BaO        
D.Na2O, CaO,CO2

2: Dãy chất gồm những Oxít bazơ tác dụng được với axit là

A. CaO, K2O, CuO              
B.CO2, P2O5, CaO

C.FeO, NO2, SO2                  
D.CO2, P2O5, SO2

3: Để làm khô hỗn hợp khí CO2 ­và SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng:

A.H2SO4 đặc         
B.HCl            
C.CaO          
D.Mg

4: Chất  khi tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh lam là

A.Fe         
B.Cu(OH)2                    
C.BaCl2                   
D.NaOH

5: Khí SO2 được điều chế từ cặp phản ứng

A. H2SO4 đặc, nguội và Cu        
B.K2SO3 và KOH

C.Na2SO3 và HCl                          
D.Na2SO4 và H2SO4  

6: Chất  khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra một dung dịch có màu vàng nâu là

A.Cu        
B.ZnO                
C.Fe2O3                      
D.Fe

7: Phản ứng giữa H2SO4 với NaOH là phản ứng

A. phân huỷ        
B.hoá hợp              
C.thế                
D.trung hoà

8: Phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng:

A. Fe(OH)2          
B.Ba(OH)2         
C.Zn                
D.CuO

B.TỰ LUẬN (6đ):

1(2 đ).Hãy viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa sau:

K —(1)—->  K2O —-(2)—–> KOH —-(3)—–>  K2SO4(4)—–>  BaSO4

2 (1đ). Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết hai chất rắn màu trắng là: Na2O và P2O5 .Viết PTPƯ minh họa .

3 (3 đ).Trung hòa vừa đủ 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M với dung dịch H2SO4 15%. Sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo ra chất kết tủa màu trắng. Hãy :

a) Viết PTHH xảy ra .

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng .

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

(Cho Ba = 137,   H = 1, O = 16 , S = 32)


IV. Đáp án đề kiểm tra 1 tiết hóa 9 tiết 10

ĐÁP ÁN  TIẾT 10 (Hoá 9)- Năm học 2015 – 2016

I.Trắc nghiệm :  (4đ)- Mỗi câu đúng 0,5 đ

Đề 1 Đề 2
Câu 1 A Câu 1 D
Câu 2 D Câu 2 A
Câu 3 C Câu 3 A
Câu 4 B Câu 4 B
Câu 5 D Câu 5 C
Câu 6 C Câu 6 C
Câu 7 A Câu 7 D
Câu 8 B Câu 8 B

II.Tự luận ????6 đ)

1.Mỗi PTHH đúng 0,5đ  (sai hệ số -0,25đ)

(1): 4 K     +  O → 2K2O

(2) : K2O + H2O    →  2KOH

(3):  H2SO4    + 2KOH    → K2SO4     +  2H2O

(4) K2SO4  + BaCl2   →   BaSO4  + 2KCl

2. Lấy mỗi ít trong hai chất  ra hai ống nghiệm, cho nước vào. Sau đó, dùng quỳ tím nhúng vào dung dịch chất tạo thành. Nếu :   

– Quỳ tím chuyển màu xanh ⇒ Na2O. Na2O + H2O  → 2NaOH 0,5đ

  – Quỳ tím chuyển màu hồng  ⇒ P2O5.  P2O5 + 3H2O  → 2H3PO4   0,5 đ                                            

3.a)PTHH  : Ba(OH)2     +       H2SO4        BaSO4       +    2 H2O    (1)               0,5đ

0,5mol               0,5 mol             0,5mol                      0,5đ

b)Ta có :   nBa(OH)2  = 1.0,5 = 0,5 mol   (TVPƯ )           0, 5đ

mH2SO= 0,5.98 = 49 g                                              0, 5đ

Vậy mdd H2SO4 =(49.100)/15  =326,7g                                          0,5đ

c) mBaSO4 = 0,5. 233 = 116,5 g                            0,5đ

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 9 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 9 mới cập nhật