Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán của trường THCS Thành Sơn năm 2016 có đáp án
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán của trường THCS Thành Sơn năm 2016 có đáp án. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề Thi môn Toán học kì 2 lớp 7 trường THCS Cửa Nam năm 2016 có đáp án
- 2 Đề học kì 2 môn Toán lớp 7 tuyển chọn hay nhất năm học 2015 – 2016
- Đề thi môn Toán lớp 7 học kì 2 của trường THCS Mai Pha có đáp án 2016
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Dưới đây là Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 có đáp án của trường THCS Thành Sơn – Phòng GD & ĐT Khánh Sơn.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: TOÁN – LỚP 7
Năm học 2015 – 2016
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)
(Chọn đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
Kết quả điều tra về số con của 10 hộ gia đình thuộc một thôn được ghi lại ở bảng sau:
3 |
2 | 3 | 2 | 2 |
4 | 1 | 2 | 4 |
2 |
1: Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng trên là gì?
A. Số hộ gia đình
B.Số con của mỗi gia đình
C.Số hộ gia đình, số con
D.10 hộ gia đình
2: Ở bảng trên: Tần số cao nhất là bao nhiêu?
A. 5
B.2
C.3
D.4
3: Bảng trên điều tra bao nhiêu hộ gia đình?
A. 3
B.4
C.5
D.10
4: Biểu thức đại số biểu thị: Tổng của x và y là:
A. xy
B.x + y
C.x – y
D.(–x) + y
5: Hệ số của đơn thức -2x5y3 là:
A. 5 B. 3
C.-2
D. 8
6: Bậc của đa thức 5x2 – 4x – 4 là bao nhiêu?
A. 1
B.2
C.3
D. 4
7: Bộ ba số nào dưới đây tạo thành một tam giác
A. 5cm; 10cm; 12cm
B.1cm; 2cm; 4cm
C.1cm; 1cm; 3cm
D.2cm; 3cm, 6cm
8: Cho hình vẽ bên hãy cho biết AM = … AG ?
A. AM = 3/2AG
B.AM = 1/2AG
C.AM = 3AG
D.AM = 2 AG
9: Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là:
A. góc vuông
B.góc tù
C. góc nhọn
D.góc bẹt
10: Cho ∆AB
C.Chỉ ra bất đẳng thức sai trong các bất đẳng thức sau:
A. AB > AC – BC
B.AB > AC + BC
C.AC > AB – BC D.BC < AC + AB.
11: Cho tam giác cân có độ dài 1 cạnh là 10 cm và cạnh kia là 4 cm. Cạnh đáy là bao nhiêu?
A. 6 cm
B.14 cm
C.10 cm
D.4 cm
12: Cho ∆ABC biết AB = 4cm; BC = 5cm; AC = 6cm. Khi đó:
A. ∠A > ∠B > ∠C
B.∠A > ∠C > ∠B
C.∠B > ∠A > ∠C
D.∠B > ∠C > ∠A
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
13: (2,5 điểm) Thời gian giải 1 bài toán của 10 học sinh lớp 7C được ghi trong bảng sau(tính theo phút):
3 |
5 | 4 | 4 | 6 |
5 | 4 | 5 | 3 |
4 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số. Tính số trung bình cộng.
c) Tìm mốt.
14: (1điểm) Cho các đa thức sau:
P(x) = 1 + x3 + 2x; Q(x) = 2x2 – 2x3 + x – 5
a) Sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b) Tính P(x) + Q(x).
15: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A với đường trung tuyến AH.
a) Vẽ hình.
a) Chứng minh: ΔAHB = ΔAHC
b) Chứng minh: ∠AHB = ∠AHC = 900
c) Biết AB = AC = 13cm, BC = 10 cm, hãy tính độ dài đường trung tuyến AH.
_____________
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
12 |
Đ.Án | B | A | D | B | C | B | A | A | C | B | D | C |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ)
Câu | ĐÁP ÁN | ĐIỂM | |||||||||||
13 | 2,5đ | ||||||||||||
a) Dấu hiệu: Thời gian giải 1 bài toán của mỗi học sinh lớp 7C
b) Lập bảng tần số.
Tính số trung bình cộng. c) Tìm mốt. M0 = 4 |
1
0,5
0,25
0,25
0,5 |
||||||||||||
14 | 1đ | ||||||||||||
a) Sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
P(x) = x3 + 2x + 1 Q(x) = – 2x3 + 2x2 + x – 5 b) Tính P(x) + Q(x). P(x) = x3 + 2x + 1 |
0,25đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ |
||||||||||||
15 | 3,5đ | ||||||||||||
– Vẽ hình đúng a) Xét ΔAHB và ΔAHC có: AH là cạnh chung. AB = AC (gt) . HB = HC (gt) => ΔAHB = ΔAHC ( c-c-c ) b) Ta có ΔAHB = ΔAHC (cmt) ⇒ ∠AHB = ∠AHC Mà ∠AHB + ∠AHC = 1800 (kề bù) Vậy ∠AHB = ∠AHC = 1800/2 = 900 c) Ta có BH = CH = 1/2.BC =1/2.10 = 5(cm). Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AHB ta có: AB2 = AH2 + HB2 => AH2 = AB2 – HB2 => AH2 = 132 – 52 = 144 => AH = √144 = 12 Vậy AH = 12(cm) |
0,5 đ
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |