[Trường Minh Tân] đề thi kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2016 – 2017 có đáp án
Gửi các em học sinh [Trường Minh Tân] đề thi kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2016 – 2017 có đáp án. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề thi cuối học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Tiểu Học Vĩnh Bình năm 2016 – 2017
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án – TH Sơn Mỹ năm 2016
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường TH Tào Sơn năm 2016 có đáp án
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2016 – 2017 có đáp án của trường Tiểu Học Minh Tân: Em hãy viết bài văn miêu tả cái cặp sách.
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài 40 phút
A. PHẦN ĐỌC: Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc bàiVăn “Điều ước của vua Mi-Đát”sách tiếng việt lớp 4tập 1 trang 90. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
1.(0,5đ) Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
A. Vua Mi-đát xin Thần cho mình được nhiều vàng.
B.Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
C.Vua Mi-đát xin thần cho mình hóa thành vàng.
2. (0,5 đ) Thoạt đầu, điều ước thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
A. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành sồi đó liền biến thành vàng.
B.Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt.
C.Cả hai ý trên đều đúng.
3. (0,5 đ) Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước ?
A. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi.
B.Vì vua không ham thích vàng nữa.
C.Vì vua muốn Thần cho một điều ước khác.
4. (1 đ) Vua Mi-đát hiểu ra điều gì ?
A. Hạnh phúc ở đời không thể có được bằng ước muốn tham lam.
B.Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
C.Tham lam là đức tính xấu không thể ước muốn vì sẽ không tồn tại.
5. (1đ) Tiếng “ oanh” có cấu tạo gồm:
A. Âm đầu, vần, thanh
B.chỉ có vần
C.Vần, thanh
6. (0,5 đ) Trong câu « Vua ngắt một quả táo », từ nào không phải là danh từ ?
A. vua
B.ngắt
C.quả táo
7. (0,5 đ) Từ nào trong câu « Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát » là động từ ?
A. đầy tớ
B.thức ăn
C.dọn
8. (0,5 đ) Câu : « Đi học về, Lan nhặt rau giúp mẹ » thuộc kiểu câu gì em đã học ?
A.Câu hỏi
B.Câu kể
B.BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả : (Nghe – viết) (2,0điểm)
Chiếc áo búp bê
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc sa tanh mầu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc mép áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tay tôi đã may cho bé.
Ngọc Ro
II. Tập làm văn : (5,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả cái cặp sách.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
A.PHẦN ĐỌC (5 điểm )
Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
1.(0,5điểm )
B.Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
2.(0,5 điểm)
C.Cả hai ý trên đều đúng.
3. (0,5 điểm) A. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi.
4. (0,5 điểm) A.Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
5. (0,5 điểm)
C.Vần, thanh
6. (0,5 điểm)
B.ngắt
7. (0,5 đ)
C.dọn
8.(0,5đ) B. câu kể
B.PHẦN KIỂM TRA VIẾT (5 điểm)
I.Chính tả (5 điểm)
II.Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cái cặp sách
BÀI LÀM
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buôi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.