Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án – TH Sơn Mỹ năm 2016
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án – TH Sơn Mỹ năm 2016. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường TH Tào Sơn năm 2016 có đáp án
- Đề và đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2016 – 2017 trường TH Đồng Kho
- Bộ 3 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án tham khảo khá hay năm 15 – 16
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – của trường Tiểu Học Sơn Mỹ: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
TRƯỜNG TH SƠN MỸ
KIỂM TRA HKI NĂM HỌC : 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. ĐỀ THI
I. Phần đọc hiểu:
Đọc bài: Điều ước của vua Mi-đát/ Sách HDH môn Tiếng Việt trang:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1. (0,5đ) Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
a. Vua Mi-đát xin Thần cho mình được nhiều vàng.
b. Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
c. Vua Mi-đát xin thần cho mình hóa thành vàng.
2. (0,5 đ) Thoạt đầu, điều ước thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
a. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sòi, cành sòi đó liền biến thành vàng.
b. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. (0,5 đ) Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước ?
a. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi.
b. Vì vua không ham thích vàng nữa.
c. Vì vua muốn Thần cho một điều ước khác.
4. (0,5 đ) Vua Mi-đát hiểu ra điều gì ?
5. (0,5 đ) Từ nào không phải là từ láy ?
a. cồn cào b. hạnh phúc c. tham lam
6. (0,5 đ) Trong câu « Vua ngắt một quả táo », từ nào là động từ ?
a. vua b. ngắt c. quả táo
7. (1 đ) Từ nào trong câu « Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. » là tính từ ?
a.sung sướng b.nhà vua c. ngồi
8. (1 đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây được dùng để làm gì ?
Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay :
-Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng !
…………………………………………………………………………………
II. Phần viết: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
a/. Chính tả (nghe – viết) 5 đ) (khoảng 15 phút)
Bài :Người chiến sĩ giàu nghị lực
b. Tập làm văn ( 5 đ) (khoảng 35 phút)
Đề: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
B.ĐÁP ÁN
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4
Cách đánh giá cho điểm như hướng dẫn ở đề kiểm tra.
A.I. Đọc thành tiếng : (5 đ)
A.II. Đọc hiểu và làm bài tập: (5 đ)
1.(0,5đ) b. Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
2. (0,5 đ) c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. (0,5 đ) a. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi.
4. (0,5 đ) Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
5. (0,5 đ) b. hạnh phúc
6. (0,5 đ) b. ngắt
7. (0,5 đ) b. sung sướng
8. (0,5 đ) Để dẫn lời nói trực tiếp của một người nào đó.
II/ KIỂM TRA VIẾT : ( 5 điểm)
1. Chính tả : (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả theo yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
* Đánh giá, cho điểm:
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài thơ : 2 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) , trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý ; Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,25 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn : (3 điểm)
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sồng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc nom rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
– Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
– Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
– Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.