[Tiểu học An Lạc] Đề học kì I môn Tiếng Việt 4: tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích
Gửi các em học sinh [Tiểu học An Lạc] Đề học kì I môn Tiếng Việt 4: tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề học kì 1 môn tiếng việt lớp 4 có đáp án – phòng GD&ĐT Cẩm Mỹ năm 2016
- 40 phút thi kiểm tra học kì 1 lớp 4 Tiếng Việt: Tả một đồ chơi mà em thích nhất
- Tham khảo đề kiểm tra học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án trường THCS Võ Thị Sáu 2016
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
A. Phần kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và làm bài tập
Cho văn bản sau:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.
Theo Trinh Đường
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B.Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
C.Cả hai ý trên đều đúng.
2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
A. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
B.Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
C.Cả hai ý trên đều đúng.
3.Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B.Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C.Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
4. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
A. Tuổi trẻ tài cao.
B.Có chí thì nên.
C.Công thành danh toại.
5.Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?
A. rặng đào
B.đã
C.hết lá
6. Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.”
A. đã
B.đang
C.sẽ
7. Trong câu ”Chú bé rất ham thả diều”, từ nào là tính từ?
A. Ham
B.Chú bé
C.Diều
8. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?
A. Động từ.
B.Danh từ.
C.Tính từ.
9: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu) Nói về ước mơ của em.
II. Đọc thành tiếng
10. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:
Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Trang 4 (từ Một hôm………vẫn khóc)
H: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
Bài: Mẹ ốm. Trang 9 (4 khổ thơ đầu)
H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Bài: Người ăn xin. Trang 30 (từ Từ đầu …. không có gì để cho ông cả)
H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
Những hạt thóc giống. Trang 46 (từ đầu …………. Không ai trả lời)
H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Bài: Ông trạng thả diều. Trang 104 (từ Sau vì nhà nghèo quá…….. học trò của thầy)
H: Vì sao chú bé Hiền đc gọi là “ông trạng thả diều”?
Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Trang 115 (từ Bạch Thái Bưởi………….bán lại tàu cho ông)
H: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Bài: Văn hay chữ tốt – Trang 129 (Đọc từ đầu đến …sao cho đẹp)
H: Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?
Bài: Chú đất nung – Trang 134 (Đọc từ đầu…..Chú sợ lùi lại)
H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Bài: Cánh diều tuổi thơ – Trang 146 (Ban đêm trên bãi thả diều……..hết bài)
H: Qua bài tác giả muốn nói lên điều gì?
Bài: Tuổi Ngựa – Trang 149 (Đọc từ đầu đến hoa cúc dại)
H: Ngựa con theo ngọn gió rong choi những đâu?
Bài: Kéo co – Trang 155 (Đọc từ đầu đến của người xem hội)
H: Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?
Bài: Rất nhiều mặt trăng. Trang 163 (Đọc từ đầu ………của nhà vua)
H: Cô công chúa có nguyện vọng gì?
B.Kiểm tra viết
11: Chính tả:
a. Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Đôi giày ba ta mầu xanh”. Tiếng Việt 4 – Tập 1, trang 81 (Từ Ngày còn bé …của các bạn tôi) trong khoảng thời gian 15 phút.
b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm n hay l
…..ăm gian nhà cỏ thấp …e te
Ngõ tối đem sâu đóm …ập …oè
12: Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I LỚP 4
A. Phần kiểm tra đọc
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
C |
B |
A |
B |
A |
A |
C |
b. Bài tập
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đem sâu đóm lập loè
12: Tả cái bàn
Sau đợt nghỉ tết dài , mọi người đều trở lại làm việc. Em và chị bàn học lại bận rộn với những bài toán bài văn. Chiếc bàn đã làm bạn với em được năm cái tết rồi đấy.
Chiếc bàn học xinh xắn ấy được làm từ gỗ xoan, nó là loại bàn đứng. Bàn có hai chỗ ngồi và được đặt cạnh cửa sổ. Bố bảo : Để chiếc bàn cạnh cửa sổ sẽ có ánh sáng, thuận tiện cho việc học tập. Chị khoác lên mình một bộ áo màu gạch sậm, được bôi một lớp dầu bóng. Chị như một người bạn thân cùng em ngày ngày cùng em học bài. Phía trước là một chiếc ghế đẩu xinh xinh. Nó cao ngang người em.
Mặt bàn hình chữ nhật. Hơn hai năm rồi mà tấm áo khoác của chị vẫn như mới. Mặt bàn nổi những vân gỗ trông thật đẹp. Bàn có 4 chân và bốn góc. Hai chân được nối với nhau bằng một thanh ngang. Bốn thanh gỗ chạy ngang bàn làm chỗ gác chân, rất rộng và thoải mái. Hai chân song song nâng đỡ mặt bàn. Bàn được chia làm hai ngăn, được làm bằng gỗ thông. Ngăn bàn có hai núm gỗ để dễ dàng mở đóng. Khi mở ngăn kéo, em ngửi thấy mùi thơm của gỗ. Em luôn để sách vở thật gọn gàng. Ngăn thứ nhất, em đựng sách giáo khoa. Em không bao giờ vẽ bậy hay bôi bẩn ra bàn. Chiếc ghế đẩu xinh sinh cao vừa tầm em ngồi viết. Nơi đây, em ngồi học rất thoải mái, nghe tiếng chim lảnh lót ngoài vườn vào buổi sáng sớm, những tia nắng ấm áp xen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như đang nô đùa với em.
Em rất yêu quý chiếc bàn học này. Chiếc bàn đã gắn bó với em hơn hai năm, bây giờ nó lại cần mẫn cùng em học bài. Nó thật tiện lợi, nó là người bạn thân của em. Nó luôn chia sẻ cùng em những niềm vui nỗi buồn trong học tập và sinh hoạt. Em sẽ lau chùi bàn ghế sạch sẽ, giờ gìn cẩn thận