Cấu trúc đề kiểm tra Lý, Hóa, Sinh 12 giữa học kì I (Ma trận đề thi)

Gửi các em học sinh “Cấu trúc đề kiểm tra Lý, Hóa, Sinh 12 giữa học kì I (Ma trận đề thi)”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 12 Năm học 2017-2018 Môn Vật Lý, Hóa Học, Sinh học.

A. Môn Vật Lý

Kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 19.

Phần trắc nghiệm khách quan:

25câu

(8 điểm)

KIẾN THỨC N. BIẾT T. HIỂU V.D1 V.D2
Dao động điều hòa 1 2
Con lắc lò xo 1 2
Con lắc đơn 1 1 1 1
Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức 1 1 1
Tổng hợp 2 dao động cùng phương cùng tần số. 1 1 1
Sóng cơ 1 2 1
 Giao thoa sóng 1 2 1 1
Phần tự luận:

2 điểm

Bài tập: Con lắc lò xo đứng, kéo xuống dưới vị rí cân bằng đoạn acm rồi buông tay. Chọn trục tọa độ ox hướng xuống (hướng lên)

1. viết phương trình dao động.

2. Tính vận tốc, gia tốc tại thời điểm t.

3. Tính lực đàn hồi cực tiểu, tại thời điểm t.

4. Tính thời gian lò xo giãn, nén…..

(1,5 điểm vận dụng, 0,5 điểm vận dụng cao)


B.Môn Hóa học: 

Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%

Thời lượng: 03 chuyên đề của chương trình lớp 12: Đại cương hóa học hữu cơ, ankan, anken,ankadien.

Thời gian làm bài: 50 phút

Xem đầy đủ môn Hóa

C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ  I – SINH HỌC 12

1. Gen mã di truyền và nhân đôi ADN

– Nêu được khái niệm thế nào là gen cấu trúc.

– Nêu được khái niệm thế nào là mã di truyền

– Nêu được đặc điểm của mã di truyền. Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ.

– Giải thích được nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. – Kết quả và ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN .

– Giải thích được tại sao mã di truyền là mã bộ ba.

– Vận dụng lý thuyết về mã di truyền để giải một số bài tập đơn giản.

– Giải thích được tại sao trong quá trình tổng hợp ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp ngắt quãng.

– Vận dụng lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN để giải một số bài tập.

2. Phiên mã, dịch mã.

– Nêu được khái niệm phiên mã

– Trình bày được các giai đoạn của quá trình phiên mã. – Nêu được khái niệm dịch mã.

– Nêu được các bước của quá trình dịch mã.

– Hiểu được cấu trúc và chức năng của từng loại ARN.

– Phân biệt được phiên mã ở sinh vật nhân sơ và phiên mã ở sinh vật nhân thực

– Giải thích vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình dịch mã.

– Vận dụng lý thuyết về phiên mã, dịch mã để làm một số bài tập đơn giản.

Chủ đề 3 Đột biến gen

– Nêu được khái niệm về đột biến gen?

– Nêu được các dạng đột biến gen. Hậu quả của đột biến gen.

– Giải thích được loại đột biến gen nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất.

– Giải thích được các cơ chế phát sinh đột biến gen.

– Giải thích hiện tượng bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông, các bệnh do chất độc màu da cam do ĐBG gây ra. Vận dụng lý thuyết để giải một số bài tập cơ bản về đột biến gen.

Chủ đề 4 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST

– Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST.

– Trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST

– Nêu được các tác nhân gây đột biến cấu trúc NST.

– Mô tả được các dạng đột biến cấu trúc NST, hậu quả của từng dạng.

– Phân biệt được các dạng cấu trúc khác nhau của NST. – Phân biệt được các dạng đột biến Cấu trúc NST.

Chủ đề 5. Đột biến số lượng NST

– Nêu được khái niệm đột biến lệch bội, các dạng đột biến lệch bội, hậu quả của một số dạng đột biến lệch bội.

– Phân biệt được đột biến lệch bội và đột biến đa bội

– Mô tả được cơ chế đột biến lệch bội.

– Phân biệt được các dạng đột biến đa bội.

– Trình bày được cơ chế phát sinh các dạng đa bội. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích tại sao các quả cây đa bội thường to gấp nhiều lần quả cây thường. Giải các bài tập về đột biến.

– Cách viết giao tử.

– Vận dụng lý thuyết để giải một số bài tập cơ bản về đột biến đa bội.

6. Quy luật di truyền của Menđen

– Nêu được nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. Trình bày được cơ sở tế bào học và ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.

– Biết cách giải thích và lập các sơ đồ lai lai một và hai tính trạng. Cách viết giao tử.

7. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

– Nêu khái niệm tương tác gen.

– Nêu khái niệm gen đa hiệu. Giải thích được các quy luật tương tác trong ví dụ về tương tác bổ sung, tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.

– Cách viết giao tử. – Xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con, xác định kiểu gen của bố mẹ trong trường hợp tương tác gen.

8. Liên kết gen và hoán vị gen Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài gen

– Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn, định nghĩa hoán vị gen, ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.

– Nêu được cơ chế xác định giới tính của các loài.

– Trình bày được thí nghiệm di truyền liên kết với giới tính. Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen..

– Hiểu được cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.

– Phân biệt được di truyền trong nhân và ngoài nhân.

– Cách viết giao tử.

– Xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con, xác định kiểu gen của bố mẹ.

– Làm được bài tập về di truyền giới tính.

Chúc các em ôn tập tốt!

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 12 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 12 mới cập nhật