Đáp án và đề kiểm tra kì 1 môn GDCD lớp 10- THPT Trung Giã Hà Nội 2016

Gửi các em học sinh “Đáp án và đề kiểm tra kì 1 môn GDCD lớp 10- THPT Trung Giã Hà Nội 2016”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD của trường THPT Trung Giã năm 2016 đã được dayhoctot.com cập nhật: 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ

NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

MÔN: giáo dục công dân 10

Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề;

(40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:………………………………………..Mã học sinh: ………………………..

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mặt đối lập do đâu mà có ?

A. Do ý thức, cảm giác của con người sinh ra.

B.Vốn có của thế giới vật chất, không do ai sinh ra

C.Do ý niệm tuyệt đối sinh ra.

D.Do các sự vật, hiện tượng quy định lẫn nhau.

Câu 2: Quy luật lượng – chất làm rõ vấn đề gì ?

A. Nguồn gốc của sự phát triển.
B.Khuynh hướng của phát triển.

C.Cách thức của phát triển.       
D.Động lực của phát triển.

Câu 3: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách:

A. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn.

B.Tránh không gặp mặt bạn ấy.

C.Im lặng là vàng.

D.Tìm bạn ấy để cải nhau cho bỏ tức.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Phủ định của phủ định không có tính kế thừa.

B.Phủ định biện chứng xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.

C.Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu.

D.Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa.

Câu 5: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng, đó là phủ định nào?

A. Phủ định siêu hình.            
B.Phủ định.

C.Phủ định của phủ định.     
D.Phủ định biện chứng.

Câu 6: Luận điểm nào dưới đây thuộc thế giới quan duy tâm ?

A. Chúa sáng tạo ra vũ trụ vạn vật.

B.Lửa là nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật.

C.Nước là nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật.

D.Ê – te là là nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật.

Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lượng và chất?

A. Sông có khúc, người có lúc.

B.Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C.Miệng ăn núi lở

D.Chín quá hóa nẫu

Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập có những biểu hiện gì ?

A. Sự đồng nhất giữa hai mặt đối lập.

B.Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.

C.Sự bài trừ, phủ định nhau.

D.Sự hòa hợp với nhau..

Câu 9: Em không đồng ý với quan niệm nào sau đấy ?

A. Theo dõi quá trình phát triển của mâu thuẫn để có cách giải quyết phù hợp.

B.Luôn luôn phải đẩy sự vật tới mâu thuẫn để nó phát triển.

C.Không tuyệt đối hóa một mặt đối lập đó.

D.Chỉ xem xét kĩ lưỡng một mặt nhất định.

Câu 10: Trong quy luật phủ định của phủ định, sự thay thế sự vật này bằng sự vật kia được gọi là gì ?

A. Phủ định               
B.Mâu thuẫn                
C.Tồn tại                       
D.Vận động

Câu 11: Thuộc tính quy định nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật được gọi là gì ?

A. Chất.                  
B.Độ.                   
C.Lượng.                       
D.Điểm nút.

Câu 12: Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì ?

A. Những thuộc tính.                 
B.Những sự vật.

C.Hai yếu tố.                            
D.Hai mặt đối lập.

Câu 13: Giai đoạn nhận thức cảm tính có đặc điểm gì ?

A. Mỗi giác quan nắm bắt một loại đối tượng đặc thù.

B.Các giác quan cảm xúc với sự vật, hiện tượng.

C.Đem lại cho con người hiểu biết bản chất về các sự vật, hiện tượng.

D.Đem lại cho con người hiểu biết hạn chế về các sự vật, hiện tượng.

Câu 14: Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề gì ?

A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.

B.Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

C.Chỉ ra động lực của sự phát triển.

D.Chỉ ra cách thức của sự phát triển.

Câu 15: Điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để được định nghĩa về sự phát triển.

“Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng ….(1)… từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.

A. Bỏ qua.               
B.Thay thế.                 
C.Tiến lên.                     
D.Lên cao.

Câu 16: Bàn về sự phát triển, V.I. Lê – Nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” câu nói đó V.I. Lê – Nin bàn về:

A. Nội dung của sự phát triển.                
B.Hình thức của sự phát triển.

C.Nguyên nhân của sự phát triển.          
D.Điều kiện của sự phát triển.

Câu 17: Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng được gọi là giai đoạn nhận thức nào ?

A. Nhận thức lí luận.                 
B.Nhận thức kinh nghiệm

C.Nhận thức lí tính.                  
D.Nhận thức cảm tính.

Câu 18: Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện như thế nào ?

A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác dân chủ, văn minh hơn.

B.Sự xuất hiện các hợp chất mới.

C.Điều chỉnh hoạt động của cơ thể cho phù hợp với môi trường sống.

D.Sự xuất hiện các giống loài động vật, thực vật mới thích ứng tốt hơn với môi trường.

Câu 19: Theo quan điểm của Triết học Mác, vấn đề cơ bản của Triết học là gì ?

A. Quan hệ giữa tư duy và tồn tại.              
B.Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn.

C.Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.             
D.Quan hệ giữa vật chất và vận động.

Câu 20: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả gì ?

A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời.

B.Các mặt đối lập bị tiêu vong.

C.Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn nội tại.

D.Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 21: Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập ?

A. Ràng buộc nhau.                 
B.Cùng tồn tại.

C.Nương tựa nhau.                 
D.Phủ định, bài trừ nhau.

Câu 22: Giai đoạn nhận thức cảm tính có đặc điểm gì ?

A. Mỗi giác quan nắm bắt một loại đối tượng đặc thù.

B.Các giác quan tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng.

C.Đem lại những hiểu biết hạn chế về các sự vật, hiện tượng.

D.Cả ba phương án trên.

Câu 23: Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ đâu ?

A. Chân lí             
B.Nhận thức.             
C.Kinh nghiệm              
D.Thực tiễn

Câu 24: Thuộc tính quy định nói lên sự vật trong một mối quan hệ nhất định đó, gọi là gì ?

A. Bước nhảy.                   
B.Độ.                
C.Lượng.                       
D.Chất.

Câu 25: Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng ?

A. Chất tồn tại khách quan gắn liền với sự vật

B.Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật

C.Chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật

D.Chất của sự vật được biểu hiện thông qua thuộc tính của sự vật

Câu 26: Quy luật lượng – chất làm rõ vấn đề gì ?

A. Khuynh hướng của sự phát triển

B.Cách thức của sự phát triển

C.Nguồn gốc của sự phát triển

D.Động lực của sự phát triển

Câu 27: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:

A. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật – hiện tượng

B.Trình độ của sự vật – hiện tượng.

C.Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật – hiện tượng

D.Quy mô của sự vật hiện tượng

Câu 28: Khẳng định nào sau đây là sai về phủ định biện chứng ?

A. Phủ định chấm dứt sự phát triển.

B.Phủ định có tính khách quan, phổ biến

C.Phủ định có tính kế thừa.

D.Phủ định đồng thời cũng là khẳng định.

Câu 29: Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì ?

A. Là những mặt khác nhau của sự vật, hiện tượng.

B.Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

C.Là những yếu tố trái ngược nhau bất kì của sự vật, hiện tượng, như đen – trắng, cao – thấp

D.Là những khuynh hướng khác biệt nhau, không có quan hệ nào với nhau.

Câu 30: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

A. Thống nhất hữu cơ với nhau                 
B.Tách rời nhau

C.Không có mối quan hệ với nhau           
D.Tồn tại bên nhau

Câu 31: Quan niệm “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” thuộc về sự phủ định nào?

A. Phủ định siêu hình              
B.Phủ định sạch trơn

C.Phủ định của phủ định       
D.Phủ định.

Câu 32: Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng

B.Tích lũy dần về lượng

C.Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định

D.Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng

Câu 33: Quan niệm “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ” thuộc về nhận thức của chủ nghĩa nào ?

A. Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy tâm khách quan.

B.Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

C.Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

D.Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật.

Câu 34: Khẳng định nào sau đây là đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ?

A. Mong muốn của con người hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các sự vật.

B.Mong muốn của con người tự nó không ảnh hưởng đến sự phát triển của các sự vật.

C.Mong muốn, ý chí của con người tự nó tác động đến sự phát triển.

D.Mong muốn của con người quy định sự phát triển.

Câu 35: Thế giới quan duy vật có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ?

A. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau.

B.Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

C.Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và không có mối quan hệ với nhau.

D.Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết vật chất.

Câu 36: Trong hoạt động thực tiễn, đối với từng huống cụ thể, trường hợp cụ thể về thế giới quan, cần phải xem xét với quan điểm nào ?

A. Quan điểm biện chứng duy vật.               
B.Quan điểm duy tâm biện chứng .

C.Quan điểm duy tâm siêu hình.                  
D.Quan điểm duy vật biện chứng.

Câu 37: Trong hoạt động thực tiễn, đối với từng huống cụ thể, trường hợp cụ thể về phương pháp, cần phải xem xét với quan điểm nào ?

A. Quan điểm biện chứng duy tâm.            
B.Quan điểm duy tâm siêu hình.

C.Quan điểm biện chứng duy vật.               
D.Quan điểm duy vật biện chứng.

Câu 38: Những tính chất nào sau đây là tính chất của sự phát triển ?

A. Tính khách quan.

B.Tính phổ biến.

C.Tính chất đa dạng, phong phú trong nội dung và hình thức phát triển.

D.Cả ba phương án trên.

Câu 39: Trong thế giới vô cơ, sự phát triển biểu hiện ra như thế nào ?

A. Sự hoàn thiện của cơ thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường.

B.Sự xuất hiện các giống loại động vật, thực vật mới thích ứng tốt hơn với môi trường.

C.Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất trong điều kiện nhất định làm nảy sinh các hợp chất mới.

D.Điều chỉnh hoạt động của cơ thể cho phù hợp với môi trường sống.

Câu 40: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút.

B.Điểm giới hạn.

C.Vi phạm.

D.Độ

———– HẾT ———-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD – THPT TRUNG GIÃ 2016

dap-an

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 10 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 10 mới cập nhật