Giải bài 2 trang 126 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao
Một quả cầu có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu (Hình 27.7).
Một quả cầu có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc \(\alpha = {30^0}\). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu (Hình 27.7).
Giải :
P = 40 N ; α = 300, bỏ qua ma sát phản lực \(\overrightarrow N \) của tường tác dụng lên cầu đặt tại tiếp điểm, vuông góc với tường (mặt phẳng tiếp tuyến) nên có giá qua tâm cầu.
Vậy quả cầu là vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng quy tại tâm cầu (O).
Điều kiện cân bằng của quả cầu :
\(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow T = \overrightarrow 0 \,hay\,\overrightarrow P + \overrightarrow N = - \overrightarrow T \) (hình vẽ).
Từ hình vẽ, ta có: \(N = P\tan\alpha = P\tan{30^0} = 40.{1 \over {\sqrt 3 }} \approx 23,1(N)\)
Lực căng dây treo: \(T = {P \over {{\rm{cos}}\alpha }} = {{40} \over {{{\sqrt 3 } \over 2}}} = {{80} \over {\sqrt 3 }} \approx 46,2(N)\)
Trên đây là bài học "Giải bài 2 trang 126 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 10" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Giải bài tập Vật Lí Lớp 10 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2,4 m và cách điểm tựa B là 1,2 m (Hình 28.11). Hãy xác định các lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.
Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300 N, một thúng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực bao nhiêu ? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ điểm đặt của lực tới trục quay có phải là một không ?
Dựa vào quy tắc momen, hãy lí giải hiện tượng hai người đẩy cửa ở Hình 29.2.
Ở trường hợp nào sau đây, lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục ?
Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 210 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m (Hình 29.7). Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m...
Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (Hình 29.8). Hãy vẽ trục quay của búa, các lực của tay và của đinh tác dụng vào búa và các tay đòn của hai lực đó.
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 10