Lý thuyết Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng
Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian ∆t ấy.
I. Động lượng
1. Xung lượng của lực
- Khi một lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích \(\overrightarrow{F}\).∆t được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow{F}\) trong khoảng thời gian ∆t ấy.
- Đơn vị xung lượng của lực là Niuton giây (N.s).
2. Động lượng
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\) là đại lượng xác định bởi công thức \(\overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}\).
Động lượng là một vec tơ cùng hướng với vận tốc của vật. Đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian nào đó, ta có
\(\overrightarrow{p}=\overrightarrow{F}\)∆t.
II. Định luật bảo toàn động lượng
1. Hệ cô lập
Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng.
2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
3. Va chạm mềm
Theo định luật bảo toàn động lượng. Ta có:
m1\(\overrightarrow{v_{1}}\) = (m1 + m2)\(\overrightarrow{v}\), trong đó \(\overrightarrow{v_{1}}\) là vận tốc vật m1 ngay trước va chạm với vật m2 đang đứng yên, \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc m1 và m2 ngay sau va chạm.
4. Chuyển động bằng phản lực
Theo định luật bảo toàn động lượng, ta có m\(\overrightarrow{v}\) + M\(\overrightarrow{v}\) = \(\overrightarrow{0}\), trong đó \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc của lượng khí m phụt ra phía sau và \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc tên lửa có khối lượng M.