Lý thuyết ước và bội
Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 101 trang 41 sgk toán 6 tập 1
- Bài 102 trang 41 sgk toán 6 tập 1
- Bài 103 trang 41 sgk toán 6 tập 1
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
A. Tóm tắt kiến thức:
1. Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Tập hợp các bội của a được kí hiệu bởi B(a).
Tập hợp các ước của a được kí hiệu bởi Ư(a).
2. Muốn tìm bội của một số tự nhiên khác 0, ta nhân số đó với các số tự nhiên 0, 1, 2, 3,..
3. Muốn tìm ước của một số tự nhiên a (a > 1), ta chia số a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a có thể chia hết cho số nào; khi đó các số ấy là ước của a.