Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 Tiết 111 trang 123 sgk Toán 4
Bài 1. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5 Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn bài 4 tính?
Bài 1. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
\(\frac{9}{14}\) ... \(\frac{11}{14}\) \(\frac{4}{25}\) ...\(\frac{4}{23}\) \(\frac{14}{15}\)...1
\(\frac{8}{9}\)...\(\frac{24}{27}\) \(\frac{20}{19}\) ...\(\frac{20}{27}\) 1.... \(\frac{15}{14}\)
Giải
\(\frac{9}{14}\) < \(\frac{11}{14}\) \(\frac{4}{25}\) < \(\frac{4}{23}\) \(\frac{14}{15}\) < 1
\(\frac{8}{9}\) = \(\frac{24}{27}\) \(\frac{20}{19}\) > \(\frac{20}{27}\) 1 < \(\frac{15}{14}\)
Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:
a) Phân số bé hơn 1; b) Phân số lớn hơn 1
Giải
a) Phân số bé hơn 1 là: \(\frac{3}{5}\)
b) Phân số lớn hơn 1 là:\(\frac{5}{3}\)
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) \(\frac{6}{11};\frac{6}{5};\frac{6}{7}\) b) \(\frac{6}{20};\frac{9}{12};\frac{12}{32}\)
Giải
a) Các phân số đã cho sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
\(\frac{6}{11};\frac{6}{7};\frac{6}{5}\)
b) Rút gọn phân số:
\(\frac{6}{20}=\frac{6:2}{20:2}=\frac{3}{10}\)
\(\frac{9}{12}=\frac{9:3}{12:3}=\frac{3}{4}\)
\(\frac{12}{32}=\frac{12:4}{32:4}=\frac{3}{8}\)
Vì \(\frac{3}{10}\) < \(\frac{3}{8}\) < \(\frac{3}{4}\)
Nên sắp xếp như sau:
\(\frac{6}{20};\frac{12}{32};\frac{9}{12}\)
Bài 4. Tính
a) \(\frac{2×3×4×5}{3×4×5×6}\) b) \(\frac{9×8×5}{6×4×15}\)
Giải
\(\frac{2×3×4×5}{3×4×5×6}= \frac{2}{6}\) = \(\frac{1}{3}\)
\(\frac{9×8×5}{6×4×15} = \frac{9×8×5}{3×2×4×3×5}\) = \(\frac{9×8×5}{9×8×5}\) = 1
- Chương i. số tự nhiên. bảng đơn vị đo khối lượng
- Chương ii. bốn phép tính với các số tự nhiên. hình học
- Chương iii : dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3. giới thiệu hình bình hành
- Chương iv: phân số - các phép tính với phân số giới thiệu hình thoi
- Chương v: tỉ số- một số bài toán liên quan đến tỉ số. tỉ lệ bản đồ
- Chương vi: ôn tập