Giải bài 1,2,3 trang 131 SGK Sinh 6
Câu 1. So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ? Câu 2. Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ ?
- Bài học cùng chủ đề:
- So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá rễ cây dương xỉ với cây rêu - trang 128
- Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì - trang 128
- Hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá - trang 129
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1. So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Trả lời:
So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Tên cây |
Cơ quan sinh dưỡng |
Mạch dẫn |
||
Rễ |
Thân |
Lá |
||
Cây rêu |
Rễ giả |
Thân |
Lá |
Chưa có mạch dẫn |
Cây dương xỉ |
Rễ thật |
Thân |
Lá |
Có mạch dẫn |
* So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.
Câu 2. Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ ?
Trả lời: Các em có thể tìm các cây dương xỉ ở những nơi đất ẩm và râm ở ven đường đi, bờ ruộng, khe tường hoặc dưới tán cây trong vườn (trong rừng). Khi tìm cần căn cứ vào đặc điểm của lá (lá non cuộn như vòi voi). Sau khi tìm được một số dương xỉ, thì các em quan sát để xác định đặc điếm chung của chúng: Dương xỉ. có rễ nằm ngang dưới mặt đất, từ thân rễ mọc ra nhiều rễ phụ có nhiều lông hút. Lá mọc từ thân rễ, vươn lên khỏi mặt đất. Đầu lá non cuộn lại như vòi voi; lá già duỗi thẳng, phiến lá chia thành nhiều mảnh nhỏ xếp 2 bên gân chính theo hình lồng chim. Mặt dưới lá có những đốm nhỏ nằm dọc 2 bên gân con, khi non có màu lục, khi già có màu nâu thẫm.
Câu 3. Than đá được hình thành như thế nào ?
Trả lời: Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết (nóng ẩm quanh năm. xương mù và mưa lớn nhiều). Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn (toàn nhữngcậy thân gỗ) có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá.