Giải câu hỏi ôn tập học kỳ 1 - Sinh lớp 11

Câu 1. Khi môi trường quá axit (chua) rễ cây trên cạn thích nghi bằng cách, Câu 2. Nước từ đât vào tế bào lông hút theo cơ chế

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ I

Câu 1. Khi môi trường quá axit (chua) rễ cây trên cạn thích nghi bằng cách

A. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng.

B. lông hút biến mất.

C. sinh trưởng liên tục bình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.

D. hướng đến nguồn nước trong đất.

Câu 2. Nước từ đât vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu.

B. khuếch tán.

C. ngược chiều gradien nồng độ. đòi hỏi tiêu tốn ATP.

D. B và c đúng

Câu 3. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rể theo con đường

A. thành tê bào - gian bào.                  

B. qua phần  không sống của tế bào.

C. chất nguyên sinh - không bào.

D. A và c đúng.

Câu 4. Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết vì nguyên nhân chính là :

A.     áp suất thẩm thấu thay đổi.

B.      Độ PH thay đổi

C.     thiếu oxi.

D.      Thiếu CO2.

Câu 5. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở :

A. cây dừa               B. lúa, cỏ              C. Nhãn           D. Bưởi

Câu 6 Động lực của dòng mạch gỗ là :

A. áp suất rễ.

B. lực hút do thoát hơi nước ở lá.

C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, giữa phân tử nước với mạch gỗ.

D. sự phôi hợp của 3 lực trên.

Câu 7. Cây đạt quán quân về chiều cao trong giới thực vật là :

A.cây đa.                B. cây dừa          C. cây bạch đàn.            D. cây thông.

Câu 8. Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là :

A. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các cơ quan cho (lá) và các cơ quan nhận (rễ, hạt, quả, củ ...).

B. trọng lực.

C. áp suất rễ.

D. lực hút do thoát hơi ở lá.

Câu 9.Dưới bóng cây ta thấy mát và dễ chịu hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng trong những ngày hè nắng nóng oi bức vì:

A. tán lá thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá.

B. cây xanh quang hợp nhả 02, hấp thụ CO2.

C. cây hấp thu nhiệt làm nhiệt độ xung quanh nó giảm.

D. A và B đúng.

Câu 10. Sự thoát hơi nước của cây chủ yếu qua :

A. cutin.                                                   B. khí khổng.

C. bề mặt tế bào biểu bì của lá.                   D. bề mặt tế bào biểu bì của rễ.

Câu 11. Lá cây không bị đốt nóng ngoài nắng nhờ :

A. quá trình trao đổi nước.                       B. quá trình hấp thụ nước,

C. quá trình thoát hơi nước.                      D. A và B đúng.

Câu 12. Các loài cây sống ở sa mạc hơi nước thoát qua :

A. khí khổng.                                  B. bề mặt tế bào trên của lá.

C. cutin.                                           D. bề mặt tế bào biểu bì dưới của lá.

Câu 13.Sự thoát hơi nước có vai trò :

A. tạo áp suất rễ.

B. tạo lực hút dòng nước và muối khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác của cây trên mặt đất.

C. giúp cho khí C02 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp và hạ nhiệt độ của lá.

D. B và c đúng.

Câu 14. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào :

A. ánh sáng.                                                                 B. nhiệt độ.

C. hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.                   D. các ion khoáng.

Câu 15. Cây có lá già hoá vàng, còi cọc chậm lớn do thiếu nguyên tố khoáng :

A. Phôtpho.             B. Kali.              c. Nitơ.                D. Lưu huỳnh.

Câu 16. Cây có đỉnh sinh trưởng chết, lá non có màu vàng và quăn queo do thiếu nguyên lố khoáng:

A.Canxi.                 B. Sắt.               C.Magiê.         D. Kẽm.

Câu 17.Thiếu kali cây có :

A. lá có màu lục sẫm với các gân màu huyết dụ và cây còi cọc.

B. các lá già bị khô mép.

C. các lá non hoá vàng đến trắng với các gân màu vàng.

D. các lá già hoá vàng, cây còi cọc chết sớm.

Câu 18.Thiếu sắt cây có:

A. đỉnh sinh trưởng chết, lá non có màu vàng và quăn queo.

B. lá có màu vàng, da cam, đở, tím, ở các lá già, lá non màu nhạt với các vết chết hoại

C. lá non có màu trắng, vàng, gân màu lục.

D. lá non nhỏ bé bất thường, lá già có nhiều đốm chết hoại.

Câu 19. Nguyên tố khoáng đại lượng có vai trò là thành phần  prôtêin, axit nuclêic trong cơ thể thực vật là:

A. Phôtpho.                  B. Kali.                     c. Nitơ.                  D Can xi.

Câu 20. Nguyên tố khoáng đại lượng có vai trò là thành phần  của diệp lục, hoạt hoá enzim là:

A. Magiê.                     B. Lưu huỳnh.              C. Kali.              D. Canxi.

Câu 21. Kali có vai trò trong cơ thể thực vật là:

A. hoạt hoá enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng,...

B. thành Phần  prôlêin, axit nuclêic,...

C. trong axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim,...

D. thành phần  của khung, vách tế bào và màng tế bào, hoại hoá enzim,...

Câu 22. Phôtpho có vai trò trong cơ thể thực vật là:

A. thành phần  prôtêin, axit nuclêic,...

B. có trong axit nucleic, ATP, phôtpholipit, côenzim

C. Thành Phần  của prôtêin coenzim.

D. hoạt hoá cnzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

Câu 23. Nguyên tố vi lượng Fe có vai trò trong cơ thể thực vật là:

A. xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.

B. cần cho sự trao đổi Nitơ.

C. phân li nước trong quang hợp, cân bằng ion.

D. liên quan chủ yếu đến hoại động mô phân sinh.

Câu 24. Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:

A. càng có lợi cho cây.

B. gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm.

C. gây ô nhiễm môi trưởng đất và nước, giết chết vi sinh vật có lợi.

D. B và C đúng.

Câu 25. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng:

A. NH4.                  B. NO3.                 c. NH3.                  D. A và B đúng.

Câu 26. Chất tích luỹ gây độc cho tế bào là:

A. NO3.                   B. NH4.                C. NH3.                D. A và B đúng.

Câu 27. Hình thành amit là con đường:

A. chuyển hoá NO3 thành NH3

B. liên kết phân tử NH3 vào 1 axit amin  đicacbôxilic.

C. khử Nitrat thành ammoniac.

D. chuyển vị axit amin.

Câu 28. Con đường đồng hoá NH3 trong mô thực vật gồm:

A. amin hoá trực tiếp NH3                   B. chuyển vị amin*.

C. hình thành amit.                               D. cả 3 con đường trên.

Câu 29. Nguồn Nitơ cung cấp chủ yếu cho cây hấp thụ trực tiếp là:

A. nitơ phân tử trong khí quyển.

B. nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển.

C. nitơ vô cơ trong các muôi khoáng.

D. nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

Câu 30. Lá có cấu tạo ngoài thích nghi với chức năng quang hợp là:

A. có diện tích bề mặt lớn.

B. phiên lá mỏng, trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng,

C. trên lớp biểu bì của lá có lớp cutin.

D. A và B đúng.                                    »

Câu 31. Quang hợp của cây xanh có vai trò:

A. tạo sản phẩm là thức ăn cho mọi sinh vật, là nguồn năng lượng duy trì hoạt động của sinh giới.

B. tạo sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, dược liệu,

C. điều hoà cân bằng khí của sinh quyển.

D. tât cả đều đúng

Câu 32. Bón phân hợp lí là:

A. bón phân đúng loại, đủ tỉ lệ các thành phần  dinh dưỡng, đủ lượng.

B. bón tùy theo nhu cầu của giống, loài cây trồng, tùy thuộc vào thời kì sinh trưởng và phát triển của câv, điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.

C. bón đúng loại, đủ tỉ lệ, có dư lượng thành phần  dinh dưỡng.

D. A và B đúng

 

Câu 33. Nguvên liệu của quá trình quang hợp thực vật là:

A. O2                  B.C6H12O6                  C. CO2, H2O.              D. Diệp lục.

Câu 34. Sản phẩm của quang hợp là:

A. CO2                                                B. O2 các chất hữu cơ.

C. H2O.                                                 D. năng lượng ánh sáng.

Câu 35. Sắc tố tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng trong quang hợp là:

A. Diệp lục a.                                       B. Diệp lục b.

C. Carôtênoit.                                       D. Phicôbilin.

Câu 36. Pha ánh sáng của quang hợp cung câp cho chu trình Canvin:

A. C02.                                                           B. H20.

c. ATP, NADPH.                                                D. Cacbonhidrat

Câu 37. Sản phẩm của pha sáng là:

A. C02.                                                      B. ATP, NADPH.Ơ2

c. ATP. NADPH.                                           D. H20.

Câu 38.Sản phẩm của pha tối là:

A. các chất hữu cơ.

B. APG

C H2O

D CO2

Câu 39. Các chất tham gia pha tối là:

A.     CO2, các cnzim.

B.      ATP, NADPH

C.Ribulôzơ- 1.5 điphôphat.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 40. Chất nhận C02 đầu tiên của Thực vật C3 là:

A. PEP (phôlphoenol pyruvat).            B. Ribulôzơ - 1.5 điphôphat.

c. AOA.                                                                 D. APG.

Câu 41. Chất nhận CO2 đầu liên của thực vật C4

A. Ribulôzơ - 1.5 điphôphat.                B. AOA.

c. PEP (phôtphoenol pyruvat).             D. APG.

Câu 42. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C3 là:

A. APG.                                               B. AOA (axil ôxalô axêtic).

C. PEP (phôlphoenol pyruvat).              D. AM.

Câu 43. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C4 là:

A. PEP.                                               B. AOA (axit ôxalô axêtic).

C. APG.                                                D. Ribulôzơ- 1.5 điphôphat.

Câu 44. Phân giải kị khí:

A. xảy ra trong ti thể.                        B. xảy ra trong tế bào chất.

C gồm đường phân và lên men.                 D. B và c đúng.

Câu 45. Phân giải hiếu khí:

A. xảy ra trong ti thể.

B. xảy ra trong tế bào chất.

C. gồm đường phân (xảy ra ở chất tế bào) chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử.

D. A và C đúng.

Câu 46. Một phân tử đường glucôzơ qua quá trình hô hâp hiếu khí giải phóng:

A. 2 ATP.               B. 36ATP.                c. 38 ATP.                D. 4 ATP.

Câu 47. Một phân tử đường glucôzơ qua quá trình lên men giải phóng:

A.2 ATP.               B. 36ATP.                c. 38 ATP.                 D. 4 ATP.

Câu 48. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hâp là:

A.O2, CO2.                                              B. nhiệt độ, nước,

c. ánh sáng.                                               D. A và B đúng.

Câu 49. Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp thì yếu tố cơ bản là:

A.nhiệt độ.                                                     B. ánh sáng.

c. độ ẩm.                                                   D. Chất khoáng.

Câu 50. Thực vật C4 gồm những thực vật:

A. từ các loài rêu cho các loài cây gỗ cao lớn, phân bố mọi nơi trén trái đất.

B. rau dền, ngô, cao lương, kê...

C. các loài mọng nước sống ở nơi khô hạn :xương rồng, dứa, thanh long...

D. phân bố ở vùng ôn đới.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ I

1. B

2. A

3. D

4. C

5. B

6. D

7. C

8. A

9. D

10. B

11. A

12.C

13. D

14. c

15. B

16. A

17. B

18. C

19. C

20. A

21. A

22. B

23. A

24. D

25. D

31. D

32. D

33. C

34. B

35. A

26. C

27. B

28. D

29. C

30. D

36. C

37. B

38. A

39. D

40. B

41. C

42. C

43. B

44. D

45. D

46. C

47. A

48. D

49. B

50. C

 

Các bài học liên quan
Lý thuyết Thoát hơi nước
Lý thuyết Vai trò của các nguyên tố khoáng
Lý thuyết Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tiếp)
Lý thuyết Quang hợp ở thực vật
Lý thuyết Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật