Lý thuyết ankan
Xicloankan là hidrocacbon no mạch vòng CTTQ của monoxicloankan CnH2n (n≥3)
1. Khái niệm
- Ankan là hidro no mạch hở: CnH2n+2 (n ≥1)
- Xicloankan là hidrocacbon no mạch vòng CTTQ của monoxicloankan CnH2n (n≥3)
2. Đồng đẳng, danh pháp
- Đồng phân cấu tạo: Ankan từ C4H10 trở đi có công thức đồng phân cấu tạo mạch cacbon (mạch không phân nhánh và phân nhánh)
Danh pháp ankan có mạch nhánh:
Số chỉ nhánh- tên nhánh + tên mạch chính + an
Mạch chính là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh hơn.
Đánh số thứ tự cacbon mạch chính từ C đầu gần nhánh.
Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì dùng tiền tố chỉ độ bội (theo số đếm): đi, tri, tera…Khi có nhiều nhánh thứ tự gọi tên nhánh theo vần chữ cái.
- Gốc hidrocacbon là phần còn lại của phân tử hidrocacbon sau khi bớt đi một số nguyên tử hidro nhưng vẫn còn tồn tại trong phân tử ở trạng thái liên kết và không mang electron tự do như gốc tự do. CTTQ nhóm ankyl: CnH2n+2
- Bậc của một nguyên tử cacbon trong phân tử ankan bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nó.
3. Tính chất vật lí: ở điều kiện thường ankan từ C1 → C4 ở trạng thái khí, từ C5 → C17 trở đi ở trạng thái lỏng, từ C18 trở lên ở dạng rắn. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Ankan là những chất không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
4. Phản ứng hóa học
a) Phản ứng thế:
- Nguyên tử H bị thế bằng halogen tạo dẫ xuất halogen:
CnH2n+2 + x Cl2 → CnH2n+2-xClx + x HCl (x ≤ 2n+2)
- Đối với ankan phân tử có các nguyên tử C có bậc khác nhau, sản phẩm chính thế H ở C bậc cao hơn.
b) Phản ứng tách:
+ Tách hidro: CnH2n+2 CnH2n+2-2x + xH2
+ Bẻ gãy các liên kết C-C:
CnH2n+2 CmH2m + Cm’H2m’+2 (n = m + m’)
c) Phản ứng oxi hóa
- Ankan cháy tạo ra nhiều nhiệt:
CnH2n+2 + O2 → n CO2 + (n+1) H2O
5. Điều chế
- Trong công nghiệp, metan và các đồng đẳng được lấy từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và dầu mỏ.
- Trong phòng thí nghiệm, ankan được điều chế bằng cách nung muối natri của axit cacboxylic với vôi tôi xút.
- Chương 1: sự điện li
- Chương 2: nitơ-photpho
- Chương 3: cacbon-silic
- Chương 4: đại cương về hóa học hữu cơ
- Chương 5: hidrocacbon no
- Chương 6: hidrocacbon không no
- Chương 7: hiđrocacbon thơm, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. hệ thống hóa về hiđrocacbon
- Chương 8: dẫn xuất halogen-ancol-phenol
- Chương 9: anđehit-xeton-axit cacboxylic