Giải bài tập Bài 21 trang 59 SGK GDCD lớp 8
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
1. Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?
Trả lời
- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong Ịớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.
- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
2. Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Trả lời
Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:
+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
+ Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.
- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xả hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
3. Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu hỏi :
a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?
c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?
Trả lời
- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”
- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
4. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.
Trảlời
|
Đao đức |
Pháp luật |
Cơ sở hình thành |
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ |
Do Nhà nước ban hành |
Hình thức thể hiện |
Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm ngôn... |
Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước.ệ. |
Biện pháp bảo đảm thực hiện |
Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê. |
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm. |
- Bài 1: tôn trọng lẽ phải
- Bài 2: liêm khiết
- Bài 3: tôn trọng người khác
- Bài 4: giữ chữ tín
- Bài 5: pháp luật và kỷ luật
- Bài 6: xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Bài 7: tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
- Bài 8: tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Bài 9: góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
- Bài 10: tự lập
- Bài 11: lao động tự giác và sáng tạo
- Bài 12: quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Bài 13:phòng chống tệ nạn xã hội
- Bài 14: phòng, chống nhiễm hiv/aids
- Bài 15: phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Bài 16: quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Bài 17: nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Bài 18: quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Bài 19: quyền tự do ngôn luận
- Bài 20: hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
- Bài 21: pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam