Hướng dẫn ôn tập môn Lý 8 học kì 1 (Lý thuyết và bài tập)

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Hướng dẫn ôn tập môn Lý 8 học kì 1 (Lý thuyết và bài tập)”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Hướng dẫn ôn tập môn Lý 8 học kì 1 năm học 2015 – 2016. Đề cương ôn tập phần lý thuyết, các dạng bài tập chuẩn bị cho Thi học kì , Kiểm tra học kì 1.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HK 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN LÝ 8

I. Lý thuyết

  1. Chuyển động cơ học.

– Hiểu đươc khái niệm về chuyển động- vật làm mốc và chuyển động mang tính tương đối.

  1. Vận tốc – Chuyển động đều – Chuyển động không đều.

-. Hiểu được chuyển động đều, chuyển động không đều.

– Viết công thức tính vận tốc trung bình – .ý nghĩa vật lý của vận tốc.

  1. Biểu diễn lực – Sự cân bằng lực – Quán tính .

 – Biết cách biểu diễn một véctơ.

– Hiểu được hai lực cân bằng và tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đứng yên, vật chuyển động thẳng đều.

-. Quán tính – nêu ví dụ về quán tính trong thực tế..

  1. Lực ma sát :

– Hiểu được khái niệm các lực ma sát: nghỉ- trược- lăn .. ý nghĩa của lực ma sát trong đời sống và trong kỷ thuật.

So sánh độ lớn ma sát trượt, ma sát lăn .

  1. Áp suất . 

-Áp lực- Áp suất –  các cách làm thay đổi áp suất

– Viết công thức tính áp suất của chất rắn –  nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức .

  1. Áp suất chất lỏng – bình thông nhau :

– Viết công thức tính áp suất của chất lỏng. – sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng.

– Bình thông nhau – độ cao các cột  chất lỏng giữa các nhánh.

7. Áp suất khí quyển .

–  Sự tạo thành áp suất khí quyển .

  1. Lực đẩy Ac-si-mét – Sự nổi .

Lực đẩy Ac-si-mét.   Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét.

–  Khi nào vật chìm , vật lơ lửng , vật nổi trong chất lỏng .

  1. Công cơ học.

–   Viết công thức tính công cơ học – điều kiện đẻ có công cơ học.

 II. Bài Tập

  1. Bài tập về chuyển động  cơ học.
  2. Bài tập về lực – -Quán tính.
  3. Bài tập về áp suất- lục đẩy Ac-si-mét- sự nổi….
  4. Bài tập về công cơ học

 

Tham khảo Đề cương chi tiết gồm Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì 1 – Kiểm tra học kì 1 Lớp 8 môn Lý.

I) Lý Thuyết:

Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học?

Câu 2: Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?

Câu 3: Độ lớn của vận tốc  cho biết điều gì? Công thức tính vận tốc.

Câu 4: Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?

Câu 5: Biểu diễn được một số lực đã học: lực véctơ.Trọng lực, lực đàn hồi.

Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng ?

Câu 7: Quán tính là gì? Giải thích được ít nhất 1 hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.

Câu 8:  Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?

– Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là gì?

* Nêu 2 ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, về lực ma sát nghỉ.

Câu 9: – Áp lực là gì? Áp suất là gì ? Công thức tính áp suất.

* Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài toán, khi biết trước giá trị của hai đại lượng và tính đại lượng còn lại.

Câu 10 : Mô tả được hiện tượng (hoặc ví dụ) chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và mọi điểm trong lòng nó. Công thức tính áp suất chất lỏng.

Câu 11 : Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động, công thức máy thủy lực

Câu 12:  Nêu hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Câu 13: Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. Công thức tính lực đẩy Acsimet.

* Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimet để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng F, V, d và tìm giá trị của đại lượng còn lại.

II) Bài tập :

Bài tập 1:    Một  người thợ lặn, lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.

a-Tính áp suất của nước biển tác dụng lên áo  người thợ lặn.

b-Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 160 cm2 .Tính áp lực của nước biển tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn.

Bài tập 2 :

Một học sinh nặng 45kg, diện tích mỗi chân tiếp xúc với đất là 150 cm2. Tính áp suất của học sinh này tác dụng lên mặt đất khi:

  1. Đứng bình thường
  2. Đứng co một chân.

Bài tập 3: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Asimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3; của rượu là 8 000 N/m3.

Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau , thì lực đẩy Asimet có thay đổi không? Tại sao?.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 8 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 8 mới cập nhật