Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 8 năm 2015: Kiểm tra, thi học kì 1 hóa lớp 8

Gửi các em học sinh “Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 8 năm 2015: Kiểm tra, thi học kì 1 hóa lớp 8”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Thầy cô và các em tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 8 năm 2015: Kiểm tra, thi học kì 1 hóa lớp 8 gồm lý thuyết và các dạng bài tập.

Các em lên ôn lại kiến thức và làm các . Dưới đây là đề cương chi tiết và các dạng bài.

SỞ GIÁO GD- ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU

HỘI ĐỒNG BỘ MÔN HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

MÔN : HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2015-2016

I.Lý thuyết :

– Khái niệm: Nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Phân tử, Đơn chất, Hợp chất; Nhận biết các nguyên tố kim loại và phi kim;

– Nguyên tử khối, Phân tử khối;

– KHHH và hóa trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử;

– CTHH đơn chất, hợp chất và ý nghĩa của CTHH;

– Các cách xác định hóa trị, qui tắc hóa trị;

– Sự biến đổi của chất, phản ứng hóa học (diễn biến, dấu hiệu và điều kiện xảy ra phản ứng hóa học);

– Nội dung và biểu thức của Định luật BTKL;

– Các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH;

– Khái niệm: Mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng

– Tỉ khối của chất khí và cách xác định;

– Các bước giải bài toán tính theo CTHH và tính theo PTHH.

II. Các dạng bài tập:

  1. Bài tập định tính

– Vận dụng qui tắc hóa trị để: Xác định hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử; vận dụng để lập CTHH;

– Từ CTHH phân biệt đơn chất, hợp chất và ngược lại;

– Lập PTHH đơn giản và phức tạp; Xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong PTHH;

  1. Bài tập định lượng

– Vận dụng NTK, PTK để xác định NTHH và lập CTHH;

– Dựa vào tỉ khối xác định độ nặng nhẹ giửa các chất khí;

– Các bài tập giải:

+ Áp dụng tính theo CTHH: Để tính thành phần % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất và ngược lại.

+  Tính theo PTHH , Định luật bảo toàn khối lượng để tính: số mol, khối lượng mol các chất và thể tích mol của chất khí

  1. Bài tập thí nghiệm thực hành

– Vận dụng kiến thức tính chất của chất: tách các chất ra khỏi hỗn hợp;

– Quan sát, tiến hành và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.

– Thông qua thí nghiệm nhận biết dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra;

– Dựa vào tỉ khối của chất khí: Biết cách thu một số khí trong PTN;

  1. Phần mở rộng.

– Giải thích một số hiện tượng thực tế bằng kiến thức hóa học.

– Bài tập tổng hợp: Vận dụng NTK, PTK tính theo CTHH và theo PTHH để giải bài tập tổng hợp.

Đề cương cụ thể và một số bài tập tham khảo Môn hóa lớp 8 học kì 1

A. LÝ THUYẾT

  1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm :

– Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron

– Trong mỗi nguyên tử : số p(+) = số e (-)

– Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.

Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

– Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

  1. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ?

Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, KL natri,…

Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

  1. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

+ CTHH Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C … )

+ CTHH Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 )

+ CTHH Hợp chất : AxBy ,AxByCz

– Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết:

+ Nguyên tố tạo ra chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

  1. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.

Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia (nhóm nguyên tử)

Biểu thức :

2015-12-05_110717 (B có thể là nhóm nguyên tử), ví dụ:  Ca(OH)2 ­,ta có 1 × II = 2 × 1

­ Vận dụng :

+ Tính hóa trị chưa biết : biết x,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a)

+ Lập công thức hóa học khi biết a và b :

– Viết công thức dạng chung

–  Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : (x =a (a); y=b (b))

  1. Sự biến đổi của chất :

– Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

– Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

  1. Phản ứng hóa học :

– Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

– Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

– Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.

– Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

  1. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D

– Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

– Biếu thức :     mA +  mB  =  mC  +  mD

  1. Phương trình hóa học : Biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

– Ba bước lấp phương trình hóa học : Viết sơ đồ phản ứng; Cân bằng phương trình; Viết phương trình hóa học

– Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

  1. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

– Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N

– Khối lượng mol (M)  của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.2015-12-05_110831

– Thể tích khí chất khí :

+ Ở điều kiện tiêu chuẩn : 2015-12-05_110839

+ Ở điều kiện thường: 2015-12-05_110844

  1. Tỷ khối của chất khí.

– Khí A đối với khí B :   dA /B = MA/MB

– Khí A đối với không khí :dA /kk = MA/29

  1. Tính theo CTHH và theo PTHH

– Tính theo CTHH: Từ thành phần % khối lượng các nguyên tố xác định CTHH và ngược lại.

– Dựa vào PTHH tính khối lượng chất tham gia, chất sản phẩn, thể tích các chất theo PTHH 


B.BÀI TẬP

Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất

Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11),  nhôm oxit (Al2O3), Canxi cacbonat (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.

Dạng bài tập 2: Hóa trị

a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5

Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)

Ta có:    a     II

N2O5   ⇔    a.2 = 5.II      ⇔   a = 5.II/2  ⇔    a = V     Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)

b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2

Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2  (a>O)

Ta có:   a   II

SO2       ⇔ a.1 = 2.II      ⇔ a = 2.II    ⇔a = IV     Vậy trong CT hợp chất SO2  thì S(IV)

c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II)

Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2

Ta có:     II      b

Ca3(PO4)2   ⇔3.II = 2.b    ⇔b =3.II/2    ⇔b = III    Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)

Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ;  NO2 ;  N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2

2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:

P (III) và O; N (III)và H; Fe (II) và O; Cu (II) và (OH); Ca và (NO3); Ag và (SO4), Ba và (PO4); Fe (III) và (SO4), Al và (SO4); NH4 (I) và NO3

Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng

1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.

2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng (II) oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.

Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.

– Nếu thu được 6 g đồng (II) oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?

Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học

Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

1/    Al  +    O2    →   Al2O3

2/    K  +   O2    →  K2O

3/    Al(OH)3     t0 →  Al2O3  +    H2O

4/    Al2O3  +    HCl   →  AlCl3  +    H20

5/    Al  +    HCl     → AlCl3  +    H2↑

6/    Fe0  +    HCl   →  FeCl2  +    H20

7/    Fe203  +    H2S04    →  Fe2(S04)3  +    H20

8/    Na0H  +    H2S04    →   Na2S04  +    H20

9/    Ca(0H)2  +    FeCl3   →   CaCl2  +   Fe(0H)3 ↓

10/  BaCl2  +    H2S04   →    BaS04↓ +   HCl

11/  Fe(0H)3    t0→  Fe203  +    H20

12/    Fe(0H)3  +    HCl    →   FeCl3  +    H20

13/    CaCl2  +    AgN03    →  Ca(N03)2  +  AgCl ↓

14/    P  +    02   t0→    P205

15/    N205  +    H20   →    HN03

16/    Zn  +    HCl   →    ZnCl2  +    H2↑

17/    Al   +    CuCl2     →  AlCl3  +    Cu

18/    C02  +    Ca(0H)2    →   CaC03↓ +    H20

19/    S02  +    Ba(0H)2   →    BaS03↓ +    H20

20/    KMn04   t0 →   K2Mn04  +   Mn02  +   02↑

Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

1: Hãy tính :

  • Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
  • Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2

2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)

  • Có bao nhiêu mol oxi?
  • Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
  • Có khối lượng bao nhiêu gam?

3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2.

  • Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
  • Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.

Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:

  1. Tính thành phần phần trăm về khối lượng

VD1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH

Ta có: MNAOH= 23+16+1= 40 (g)

⇒%Na = 23/40. 100% = 57,5 (%) ;  %O = 16/40.100% = 40 (%) ; %H = 1/40.100% = 2,5 (%)

VD2: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3

Ta có: MFe(OH)3 = 56+(16+1).3 = 107 (g)  2015-12-05_134402

1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong  hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3.

2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5)

3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 )

4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng  là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3)

5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207.

a.Tính MX (ĐS: 64 đvC)

b.Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2)

Dạng bài tập 7: Tính theo phương trình hóa học

1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được Sắt (II) clorua  (FeCl2) và khí hidro (H2) .

a. Lập PTHH của phản ứng

b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của từng cặp chất trong phản ứng

c. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít)

d. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g)

e. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g)

2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.

a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít)

b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.(ĐS: 2.04 g)

3: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là   S + O2  SO2 .   Hãy cho biết:

a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ?

b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.(ĐS: 33.6 lít)

c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ?

Câu 4: Đốt cháy hết 11,2 lít khí A trong oxi, sau phản ứng thu được khí CO2 và hơi nước. Biết khí A có tỉ khối đối với không khí là 0,552. Thành phần theo khối lượng của khí A là:75%C và 25%H (thể tích các khí đo ở đktc)

– Xác định CTHH của khí A

– Viết PTHH của phản ứng

– Tính thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết lượng khí A nói trên.

– Tính thể tích và khối lượng khí CO2 thu được sau phản ứng.

– Tính khối lượng của nước thu được bằng hai cách

Dạng bài tập 8: Bài tập thí nghiệm thực hành

Bài 1: Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm

Bài 2: Qua một số thí nghiệm: Nêu những dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra. Điều kiện của phản ứng đó.

Bài 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Dạng bài tập 9: Vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn

? Vì sao nước vôi để lâu ngày có lớp váng mỏng phía trên hoặc giải thích hiện tượng quét vôi trắng lên tường.

? Hiện tượng nghẹt thở hoặc chết do vào hang động hoặc xuống giếng sâu để lâu ngày

? Dùng khí H2 bơm kinh khí cầu . . ..


 

Một số Câu hỏi, bài tập tham khảo ôn thi, kiểm tra học kì 1 môn Hóa 8

A. LÝ THUYẾT

Bài 1 : Nước

– Thành phần định tính và định lượng của nước.             

–  Tính chất vật lí của nước.

– Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tính chất hóa học của nước, viết PTHH minh họa cho từng tính chất.

– Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.

Bài 2: Dung dịch

Phân biệt được dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà

Bài 3: Nồng độ dung dịch

Nắm được định nghĩa và các công thức tính nồng độ dung dịch

Bài 4: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ : Oxit- Axit – Bazơ- Muối

–  Nắm được khái niệm.

–  Phân loại và nêu cách gọi tên.

* HS: Nên vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức về các loại hợp chất vô cơ


B.Một số công thức cần nhớ:

1) Sơ đồ chuyển đổi giữa m, n, V:so do chyuen hoa

* Trong đó :

+m là khối lượng chất(g)

+ n là số mol (mol)

+ V là thể thích chất khí (ở đktc)(l)

+ M là khối lượng mol(g) 

2) Công thức tính nồng độ dung dịch:

a) Nồng độ mol dung dịch                                 

2015-12-07_214822Trong đó: M : là nồng độ mol dung dịch (M) hoặc (mol/l)

n : là số mol chất tan( mol)

                          V là thể tích dung dịch(l)

b) Nồng độ phần trăm dung dich:    

2015-12-07_214827

Trong đó: C­% : là nồng độ phần trăm dung dịch (%)   

mct: là khối lượng chất tan(g)

                                  mdd : là khối lượng dung dịch(g)

 


C.BÀI TẬP

Bài 1: Cho các chất sau: SO3, Fe, K2O, P2O5, CuO, CaO, Na. Cho biết chất nào tác dụng được với nước. Viết PTHH xảy ra và đọc tên chất sản phẩm tạo thành.

 

Bài 2: Viết PTHH thực hiện dãy biến hóa sau:

a) K (1) →  K2O   (2) →     KOH

b) b

c) P  →  P2O5     →         H3PO4

Bài 3: Cho các chất sau:  CaO, HCl, KH2PO4, H2SO3, FeSO4, NaCl, CaCO3, SO2, Cu(OH)2, NaOH, AlPO4, NaHCO3, CO2, P2O5, KOH, CuSO4, HNO3.

a) Hãy phân loại và đọc tên các chất trên

b) Chất nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường. Viết PTHH xảy ra.

Bài 4: Cho 13g kẽm tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axitsunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Cho khí sinh ra đi qua bột đồng(II) oxit, đun nóng. Tính khối lượng đồng thu được?

Bài 5: Cho 4,6g natri tác dụng với 90g nước ở nhiệt độ thường.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc).

c) Cho khí sinh ra đi qua bột sắt (III) oxit dư, đun nóng. Tính khối lượng sắt thu được?

Bài 6: Cho 10g chất rắn A tác dụng với 6,3g nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch
B.Dung dịch B làm quỳ tím hóa xanh.

a) Dung dịch B thuộc loại hợp chất vô cơ nào?

b) Nếu A là Canxi. Viết PTHH?

c) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)

Bài 7:

1) Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch:

a) Hòa tan 25g CuSO4 vào 150g nước

b) Hòa tan 30g BaCl2 vào 70g nước

2) Hãy tính nồng độ mol của các dung dịch sau:

a) 0,3mol Na2CO3 trong 4 lít dung dịch

b) 400g CuSO4 trong 4000ml dung dịch

Bài 8:

1) Trong 800ml dung dịch có hòa tan 14,6g HCl. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl.

2) Hòa tan 200g muối (CuSO4) vào nước, được dung dịch muối có nồng độ 25%. Hãy tính:

a) Khối lượng dung dịch muối pha chế được.

b) Khối lượng nước cần cho sự pha chế. 

Bài 9: Cho 4,6 g natri tác dụng với nước thu được 200ml dung dịch natri hiđroxit và khí hiđro. Tính nồng độ mol dung dịch natri hiđroxit

Bài 10: Hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học

a) Ba chất rắn: CaO, P2O5, SiO2 (cát)

b) Ba dung dịch: NaOH, H2SO4, NaCl

 Cho biết nguyên tử khối: S=32; O=16; H=1, Cu=64, Cl=35,5, Na=23

 

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 8 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 8 mới cập nhật