07 đề Kiểm tra 15 phút chương 4 Hóa 8 – Oxi không khí thường gặp

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “07 đề Kiểm tra 15 phút chương 4 Hóa 8 – Oxi không khí thường gặp”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Dethikiemtra gửi tới quý thầy cô cùng các em học sinh 7 Đề kiểm tra 15 phút chương 4 Hóa 8 làm tài liệu tham khảo hỗ trợ quá trình củng cố, ôn luyện kiến thức môn Hóa

ĐỀ SỐ 1

1: Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).

2: Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam Fe, thu được Fe2O3. Giá trị của a đem dung là bao nhiêu? Lấy N = 6.1023.

GIẢI 

1: Ví dụ: Oxi tác dụng với hầu hết các chất ở nhiệt độ cao:

4P + 5O2 −to→ 2P2O5; C + O2 −to→ CO2

3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4; S + O2 −to→ SO2

2: Số nguyên tử oxi = nO2 x 6.1023 → nO2= 0,36N/N = 0,36 (mol)

Phản ứng: 4Fe + 3O2 −to→ 2Fe2O3 (1)

(mol) 0,48 ← 0,36

Từ (1) → nFe = 0,48 (mol) → mFe = 0,48 x 56 = 26,88 (gam).


ĐỀ SỐ 2

1: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).

2: Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1,5.1024 phân tử khí oxi. Hãy tính giá trị của a.

Giải

1: Ta có: nCH4= 3,36/22,4 = 0,15 (mol)

Phản ứng: CH4 + 2O2 −to→ CO2 + 2H2O (1)

(mol) 0,15 → 0,3

Từ (1) → nO2= 0,3 (mol) → VO2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)

Vì VKK = 5VO2 → VKK = 5 x 6,72 = 33,6 (lít)

 2: Ta có: nO2= (1,5.1024)/(6.1023) = 2,5 (mol)

Theo phản ứng: nC = nO2 = 2,5 (mol) → mC = a = 2,5 x 12 = 30 (gam)


ĐỀ 3

1: Phản ứng hóa hợp là gì? Nêu ví dụ minh họa.

2:

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.

b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

3: Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 0,2 mol khí oxi thì khối lượng khí cacbonic thu được là bao nhiêu?

Đáp án

1: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl ; 3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4

2:Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín, ta thấy ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, vì khi cây nến cháy, lượng oxi trong lọ thủy tinh sẽ giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ tắt.

Khi tắt đèn cồn, người ta đậy nắp đèn lại để ngăn không cho cồn và không khí tiếp xúc (trong không khí có oxi).

3: Phản ứng: C + O2 −to→ CO2 (1)

(mol) 0,2 ← 0,2 → 0,2

Vì nC : nO2= 1 : 1 và nC = 0,3 mol > nO2= 0,2 mol

→ sau phản ứng (1) thì cacbon dư: nC dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)

Từ (1) → nCO2= 0,2 (mol) → mCO2= 0,2 x 44 = 8,8 (gam)


ĐỀ 4

1: Hãy giải thích vì sao:

a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm?

b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?

c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?

 2: Cho 2,16 gam một kim loại R hóa trị (III) tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2O3. Xác định tên và kí hiệu hóa học của kim loại R.

TRẢ LỜI

1:Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm vì khí oxi nặng hơn không khí.

Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí, vì ở trong bình chứa oxi, bề mặt tiếp xúc của các chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

Bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt, vì oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể con người sinh ra năng lượng để duy trì sự sống.

2: Phản ứng:

4R + 3O2 −to→ 2R2O3

(gam) 4R                  2(2R+48)

(gam) 2,16                  4,08

4R/2,16= (2(2R+48))/4,08

1,92R = 51,84 ↔ R = 27 : Nhôm (Al).


ĐỀ SỐ 5

1: Cho các oxit có công thức hóa học như sau:

a) SO3; b) N2O5; c) CO2;

d) Fe2O3; e) CuO; g) CaO.

Những chất nào thuộc loại oxit bazơ, những chất nào thuộc loại oxit axit?

2: Cho các công thức oxit sau: Fe2O3, Al2O3, P2O5, NO2, ZnO, CO2, N2O, Cu2O, FeO. Hãy đọc tên các công thức oxit trên.

LỜI GIẢI

1: Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO.

Oxit axit: SO3, N2O5, CO2.

2:Fe2O3: sắt (III) oxit Al2O3: nhôm oxit

P2O5: điphotpho pentaoxit NO2: nitơ đioxit

ZnO: kẽm oxit CO2: cacbon đioxit

N2O: đinitơ oxit Cu2O: đồng (I) oxit

FeO: sắt (II) oxit


ĐỀ 6

1: Hãy nêu sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành.

2: Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48 gam khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

GIẢI

1: Sự khác nhau về việc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp:

Nguyên liệu: phòng thí nghiệm từ KClO3, KMnO4, còn công nghiệp từ không khí và nước.

Sản lượng: phòng thí nghiệm thể tích nhỏ, còn công nghiệp sản lượng lớn.

Giá thành: phòng thí nghiệm thì giá thành cao hơn, còn công nghiệp thì giá thành hạ vì nguyên liệu rẻ từ không khí và nước.

2:Phản ứng: 2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2↑ (1)

(mol) 1                    ← 1,5

a) Ta có: nO2= 48/32 = 1,5 (mol)

Từ (1) Câu hỏi trắc nghiệm Thành phần tế bào (phần 2) nKClO3= 1 (mol)

Câu hỏi trắc nghiệm Thành phần tế bào (phần 2) mKClO3= nKClO3. MKClO3

= 1 x(39 + 35,5 + 3 x 16) =122,5 (gam).

b) Ta có: nO2= VO2/22,4= 44,8/22,4 = 2 (mol)

Phản ứng: 2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2↑ (2)

(mol) 4/3                    ← 2

Từ (2) Câu hỏi trắc nghiệm Thành phần tế bào (phần 2) mKClO3= 4/3 (mol)

Câu hỏi trắc nghiệm Thành phần tế bào (phần 2) mKClO3= nKClO3. MKClO3= 4/3 x 122,5 ≈ 163,3 (gam)


ĐỀ7

1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm là gì?

2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?

 3: Dùng hết 5kg than (chứa 90% C và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. thể tích không khí (đktc) cần dùng là bao nhiêu?

BÀI LÀM

1: Giống nhau: giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm đều là sự oxi hoá có toả nhiệt.

Khác nhau: sự oxi hoá chậm không phát sang còn sự cháy có phát sang.

2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước, để cách li ngọn lửa với không khí, vì xăng nhẹ hơn nước nổi lên trên nước nên vẫn tiếp tục cháy nếu dùng nước để cách li.

3: Ta có: mC = 5 x 90/100 = 4,5 (kg) => nC = 4500/12 = 375 (mol)

Phản ứng : C + O2 −to→ CO2

(mol) 375    375

VO2= 375 x 22,4 = 8400 (lít)

Vkhông khí = 8400 x 5 = 42000 (lít) = 42 (m3).

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 8 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 8 mới cập nhật