Phòng GD&ĐT Thanh Thủy – Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2017

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Phòng GD&ĐT Thanh Thủy – Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2017”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2017 của phòng GD&ĐT Thanh Thủy có đáp án. Tập làm văn (8 điểm).Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất.

PHÒNG GD&ĐT THANH THUỶ

TRƯỜNG TIỂU HỌC YẾN MAO

ĐỀ KIỂM TRA ÐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU

(Thời gian làm bài 40 phút)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc Từ tuần 19 -> tuần 34 (tốc độ cần đạt khoảng 120 tiếng/phút) hoặc kiểm tra lồng ghép đối với từng cá nhân trong các tiết ôn tập giữa học kỳ II.

2. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” dưới đây:

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

  Ngày 20 tháng 9 năm 1519,  từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha,  có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi.  Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy,  với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma- gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao,  gặp một hòn đảo nhỏ,  được tiếp tế thức ăn và nước ngot, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh  những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522,  đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường.  Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

   Theo TRẦN DIỆU TẦNĐỖ THÁI

 Dựa vào nội dung bài đọc Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :

1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu? (M1-0,5đ)

A. Châu Mĩ.          
B.Châu Á.        
C.Châu Âu.

2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào? (M1-0,5đ)

A. 20 / 7/1519.

B.20 / 9/1519.

C.20 / 8/1519.

3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì? (M1-0,5đ)

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

B.Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.

C.Khám phá dưới đáy biển.

4 : Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng? (M2-0,5đ)

A. Đường thuỷ.  
B.Đường bộ.              
C.Đường hàng không.

5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào? (M2-1đ)

A. Đại Tây Dương.  
B.Thái Bình Dương  
C.Ấn Độ Dương.

6. Vì sao Ma-gien-lăng đã bỏ mình?

A. Ông bị khát nước

B.Ông giao chiến với dân đảo Man -ta

C.Ông chết đói.

7: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? (M3 – 1đ)

A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

B.Đi chơi xa để xem phong cảnh.

C.Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

8: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho cho câu hỏi nào? (M3-1đ)

  Trong vườn, muôn hoa đua nở.

A.Vì sao?    
C.Để làm gì?

B.Khi nào?  
D.Ở đâu?

9: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng?

10: Đặt một câu cảm trong tình huống sau:

Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được.


ĐỀ KIỂM TRA ÐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

PHẦN KIỂM TRA VIẾT

(Thời gian làm bài 60 phút)

1. Chính tả (Nghe- viết) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài  văn sau:

Nhà rông ở Tây Nguyên

    Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ  của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

 2. Tập làm văn (8 điểm).

Đề bài: Em hãy tả chiếc cặp sách mà em yêu thích nhất.


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

–  Đọc đúng tiếng, đúng từ

–  Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ)

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu 120 chữ/1 phút

– Nghe hs đọc đúng, đạt tốc độ cho điểm tùy theo khả năng đọc của h/s.

2. Đọc hiểu – Kiến thức tiềng Việt (7 điểm)

Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7
ĐA C B A A B C D
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0

8

Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? (M4-1điểm)

Ma-gien-lăng là người dủng cảm./ Ma-gien-lăng đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu./ Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới./…………….

 9: (M4-1đ)

VD:   – Trời ! Bạn giỏi thật!

– Ôi! Bạn thông minh quá!

– Bạn giỏi quá!

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Viết chính tả (2 điểm)

– Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 2 điểm.

– Cứ sai 6 lỗi trừ 1 điểm (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định)

– Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 4 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 4 mới cập nhật