3 đề Tiếng Việt 4 giúp học sinh ôn tập chuẩn bị thi học kì 2

Gửi các em học sinh “3 đề Tiếng Việt 4 giúp học sinh ôn tập chuẩn bị thi học kì 2”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Tổng hợp đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017. Thời gian làm bài 75 phút.  Tả một con vật mà em yêu thích nhất.

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Học sinh đọc thầm bài  Ga-vrốt ngoài chiến lũy  sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 trang 80 và ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi vào tờ giấy kiểm tra.

1: Ga-vrốt  ra ngoài chiến lũy để làm gì?

A. Để chơi trò ú tim         
B.Để nhặt đạn cho nghĩa quân                
C.Để quan sát trận địa

2: Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là thiên thần?

A. Vì cậu lúc ẩn lúc hiện trên đường phố.

B.Vì cậu chăm chỉ nhặt đạn.

C.Vì cậu không sợ chết, lúc ẩn lúc hiện trong khói đạn, dũng cảm tìm đạn cho nghĩa quân.

3: Nội dung câu chuyện là:

A. Ca ngợi lòng dũng cảm của Ga-vrốt.

B.Miêu tả hình dáng bé nhỏ của Ga-vrốt.

C.Kể về việc tránh đạn của Ga-vrốt.

4: Câu: “Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm.”  là loại câu gì?

A. câu cảm          
B.câu kể              
C.câu khiến

5: Từ  “chiến lũy” thuộc loại từ nào?

A.  Danh từ              
B.Động từ              
C.Tính từ

6: Câu: “Ngoài đường, khói lửa mịt mù.” thuộc kiểu câu kể:

A. Ai là gì?           
B.Ai làm gì?                       
C.Ai thế nào ?

7: Câu: “Dưới màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy.” Có :

A. Một trạng ngữ ( đó là:……………………………)

B.Hai trạng ngữ ( đó là:…………………………….)

C.Ba trạng ngữ ( đó là:……………………………..)

8:  Câu “Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy.” có vị ngữ là:

A. ra khỏi chiến lũy

B.đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán

C.đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy

II. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài Con chuồn chuồn nước sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118, đoạn  Rồi đột nhiên,….đến cao vút.

2. Tập làm văn: Tả một con vật mà em yêu thích nhất.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM

1B; 2C; 3A; 4B; 5A; 6C; 7C; 8C

 

Tả một con vật mà em yêu thích nhất

Bài làm: Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm.

Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa.

Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bối mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm rầng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời.

Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không.

Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.


Đề 2

I.Đọc thầm và làm bài tập

Học sinh đọc thầm bài  Vương quốc vắng nụ cười  sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 trang 143 và ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi vào tờ giấy kiểm tra.

1: Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?

A. ở vườn ngự uyển
B.ở xung quanh cậu
C.ở trên ngai vàng

2: Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé?

A. ngọt ngào nói với cậu bé

B.háo hức, phấn khởi

C.ngọt ngào nói với cậu bé và nói sẽ trọng thưởng cho cậu

3: Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?

A. Vương quốc đã trở thành một vương quốc giàu có nhất.

B.Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.

C.Tiếng cười thật dễ lây.

4: Câu “Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được!” là loại câu gì?

A. câu khiến      
B.câu hỏi            
C.câu cảm

5: Từ  “phi thường”  thuộc loại từ nào?

A. danh từ            
B.động từ                
C.tính từ

6: Câu “Tiếng cười thật dễ lây.” Thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai là gì?      
B.Ai làm gì?          
C.Ai thế nào ?

7: Trạng ngữ trong câu “Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép màu làm thay đổi.” chỉ :

A. thời gian      
B.nơi chốn              
C.mục đích

8: Câu “Triều đình được mẻ cười vỡ bụng.”  có :

A. 2 danh từ, 2 động từ ( đó là :…………………….)

B.3 danh từ, 2 động từ ( đó là :……………………)

C.3 danh từ, 3 động từ ( đó là :…………………….)

9: Vị ngữ trong câu “Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.” là :

A. đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

B.thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

C.u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

II. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả : GV đọc cho HS nghe – viết bài: Nghe lời chim nói  (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 124)

2. Tập làm văn :Tả lại cái bàn học của em


Đáp án đề 2:

Trắc nghiệm: 1B; 2C; 3B; 4A; 5C; 6C; 7A; 8C; 9AII. Bài kiểm tra viết (5 điểm)

Tập làm văn: Từ khi chuyên đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.

Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân được quét bởi một lớp véc ni màu gạch sậm, bóng loáng.

Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ choi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế hằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng.

Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một cái giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp các loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, sách truyện thiếu nhi… theo thứ tự nhất định.

Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là cái thế giới riêng trong phòng em. Các bạn đến thăm em cũng thường ao ước có một cái bàn như thế để học.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.

Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời.


Đề số 3

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Học sinh đọc thầm bài  Vương quốc vắng nụ cười  sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 trang 143 và ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi vào tờ giấy kiểm tra.

1: Cả triều đình háo hức gì?

A. nhìn con người phi thường

B.nhìn cậu bé

C.đón quan đại thần mang tiếng cười về

2: Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?

A. Tiếng cười thật dễ lây.

B.Vương quốc đã tràn ngập niềm vui.

C.Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.

4: Câu “Nói đi, ta trọng thưởng.” là loại câu gì?

A. câu khiến    
B.câu hỏi            
C.câu cảm

5: Từ  “hoàng bào”  thuộc loại từ nào?

A. danh từ      
B.động từ            
C.tính từ

6: Câu “Tiếng cười thật dễ lây.” thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai là gì?    
B.Ai làm gì?            
C.Ai thế nào ?

7: Trạng ngữ trong câu “Chẳng hạn, sáng nay, bệ hạ đã quên… lau miệng ạ.” chỉ :

A. thời gian              
B.nơi chốn            
C.mục đích

8: Câu “Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe.”  có :

A. 2 danh từ, 2 động từ ( đó là :……………………….)

B.3 danh từ, 2 động từ ( đó là :……………………….)

C.3 danh từ, 3 động từ ( đó là :……………………….)

9: Vị ngữ trong câu “Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.” là :

A. đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

B.thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

C.u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi

II. Bài kiểm tra viết 

1. Chính tả :GV đọc cho HS nghe – viết bài: Nghe lời chim nói  (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 124)

2. Tập làm văn :Tả lại cây phượng trong sân trường em.


Đáp án dề 03

1B; 2C; 3B; 4A; 5C; 6C; 7A; 8C; 9A

Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phương. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.

Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.

Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.

Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.

Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.

Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. KHi mùa hè đến, những chú ve êu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.

Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 4 khác

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 4 mới cập nhật