Tổng hợp 5 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 – Kể lại một việc làm tốt

Gửi các em học sinh “Tổng hợp 5 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 – Kể lại một việc làm tốt”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

5 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2015 – 2016 : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 3

NĂM HỌC 2015 -2016

Thời gian làm bài 40 phút

Đề Số 1

Phần I: Phần I: Tập đọc + Luyện từ và câu

A. Đọc thành tiếng: ( 5 đ) Bài: “ Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.131). (1 HS / 1 đoạn / ½ phút ).

B.Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 đ)

Đọc thầm bài: “Cây gạo” (TV 3/ Tập 2/ Tr. 144)

Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững nh
một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tơi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, l ợn lên lợn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tng bừng ồn ã, lại
trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1.Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Vào mùa hoa.

b. Vào mùa xuân.

c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. hình ảnh.

b. Hình ảnh.

c. hình ảnh.

4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò được nhân hóa.

5. Trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với người.

Phần II: Chính tả + Tập làm văn:

A. Chính tả (nghe viết) (5 điểm)

– Bài: “ Mưa’ ( TV 3/ Tập 2/ Tr.134): (Viết đầu bài; 2 khổ thơ đầu và tên tác giả).

B.Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

a) Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống, ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa làm bẩn môi trường sống…)

b) Kết quả ra sao?

c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó?

Bài làm

   Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi…. Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.


Đề Số 2

Cho văn bản sau:

Cuộc chạy đua trong rừng

1.Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:

– Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

– Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !

I. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.

Câu 1.(0.5đ )Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham dự cuộc thi?

a)     Chú sửa soạn không biết chán.

b)     Mải mê soi bóng mình dưới dòng suối.

c)     Bộ đồ nâu tuyệt đẹp, bờm dài chải chuốt.

d)     Tất cả những việc trên.

Câu 2. (0.5đ )Ngựa Cha đã khuyên nhủ Ngựa Con điều gì?

a. Con phải có bộ đồ đẹp để đi thi chạy.

b. Con phải đến bác thợ rèn để kiểm tra lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn.

c. Con phải có bộ móng tốt.

Câu 3. (0.5đ )Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ? ”

a. Con phải đến bác thợ rèn để kiểm tra lại bộ móng.

b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Câu 4. (0.5đ )Đặt một câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ? ”

………………………………………………………………………………………………….

Câu 5. (0.5đ )Điền vào chỗ trống: Ch hay tr

Mèo con đi học ban …ưa

Nón nan không đội, …ời mưa ào ào

Hiên …e không …ịu nép vào

Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”.

Câu 6. (0.5đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con rồi nó hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con.

II. Đọc thành tiếng văn bản trên (GV cho học sinh đọc 1 trong 2 đoạn )

A.  CHÍNH TẢ :Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Cuộc chạy đua trong rừng-trang 4 Đoạn 1 .TV 3 quyển 2B


B. TẬP LÀM VĂN : Viết một đoạn văn khoảng ( 7 – 10 )câu: Kể lại một lễ hội mà em biết.

Bài làm:

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.


Đề Số 3

Cho văn bản sau:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.

  Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.

Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

Ngày 27 – 3 – 1946

         (Hồ Chí Minh)

I. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.

Câu 1. (0.5đ )Bác mong muốn toàn dân có sức khỏe để làm gì?

a)     Giữ gìn dân chủ.

b)     Xây dựng nước nhà.

c)     Gây đời sống mới.

d)     Tất cả những việc trên

Câu 2. (0.5đ )Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?

a) Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

b) Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được.

c) Việc đó không tốn kém, khó khăn gì.

Câu 3. (0.5đ )Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ? ”

a) Voi uống nước bằng vòi.

b) Chiếc đèn ông sao được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.

c) Các nghệ nhân đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.

Câu 4. (0.5đ )Đặt một câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ? ”

………………………………………………………………………………………………….

Câu 5. (0.5đ )Đọc đoạn thơ sau và tìm sự vật được nhân hóa?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

Những sự vật được nhân hóa là:……………………………………………………………..

Câu 6. (0.5đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Cây gạo rất thảo rất hiền cứ đứng đó mà hát lên trong gió góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

II. Đọc thành tiếng văn bản trên (GV cho học sinh đọc 1 trong 2 đoạn )

A. CHÍNH TẢ :Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.-

B. (Viết từ Mỗi một người dân yếu ớt đến….. như vậy là sức khỏe.   ) trang  26 TV 3 quyển 2B

III. TẬP LÀM VĂN : Viết một đoạn văn khoảng ( 7 – 10 )câu  : Nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem.

Gợi ý:Trò chơi hoặc cuộc thi gì? Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra ở đâu? Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?

Bài làm

Em đã được chứng kiến một cuộc chạy đua cự li 100 mét tại sân vận động của tỉnh do Sở Thể dục thể thao tổ chức nhân ngày kỉ niệm 44 năm Bến Tre đồng khởi. Tám vận động viên xuất sắc của tám huyện thị đã vào vị trí xuất phát và đang ở trong tư thế “sẵn sàng”. Cả tám vận động viên mắt đăm đăm nhìn lá cờ hiệu trên tay trọng tài. Chỉ mấy giây sau, lá cờ trên tay chú trọng tài phất xuống, cả tám vận động viên đồng loạt lao người về phía trước như một mũi tên. Ai cũng như bay trên đường chạy; những mái tóc hất ngược về sau, nằm sát sạt trên đầu. Em đứng gần chỗ về đích nên thấy rất rõ: chỉ còn khoảng từ 10 đến 15 mét nữa thôi, từ vị trí số ba, vận động viên mặc áo đỏ số 5 tăng tốc vượt qua vị trí số 2 rồi bay qua số 1, chạm đích trong tiếng reo hò của các cổ động viên.


Đề Số 4

Phần A: Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm): GV tự kiểm tra và cho điểm

II. .Đọc thầm bài “Cóc kiện trời” (trang 122- 123, sách Tiếng Việt 3 tập 2) rồi khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cóc lên kiện trời vì:

A.Trời mưa kéo dài quá gây lũ lụt.

B.Trời nắng lâu, nóng bức khó chịu.

C.Trời nắng hạn lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trơ trụi, chim muống khát khô họng.

Câu 2: Sau cuộc chiến, thái độ của trời thay đổi là:

A.Trời vô cùng tức giận, không chịu tiếp Cóc.

B.Trời dịu giọng nói với Cóc rằng sẽ cho mưa xuống trần gian.

C.Trời vô cùng run sợ, trốn mất.

Câu 3: Trong câu: “Cóc tập hợp nhiều con vật để cùng nhau đi kiện trời”. , bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” là:

A.để cùng nhau đi kiện trời.          
B.Cóc

C.tập hợp nhiều con vật

Câu 4: Trong câu: “Chim muông khô cả họng vì khát.” , bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? là:

A. vì khát    
B.Chim muông      
C.khô cả họng

Phần B: Kiểm tra viết (10 điểm)

1.Chính tả (5 điểm): GV đọc cho HS viết một đoạn trong bài “Quà của đồng nội.” (trang 127, sách Tiếng Việt 3 tập 2) đoạn từ “Khi đi qua những cánh đồng….chất quý trong sạch của trời.”

2. Tập làm văn (5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.


Đề Số 5

A, KIỂM TRA ĐỌC:

1, Đọc thành tiếng:(6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35)

2, Đọc thầm ( 4 điểm )

Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Suối

Suối là tiếng hát của rừng

Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây

Từ giọt sương của lá cây

Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.

Từ lòng khe hẹp thung xa

Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng

Suối gặp bạn, hoá thành sông

Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời .

Em đi cùng suối, suối ơi

Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông .

                                                        VŨ DƯƠNG THÔNG

1. Suối do đâu tạo thành ?

a – Do sông tạo thành.

b – Do biển tạo thành.

c – Do mưa và các nguồn nước tạo thành.

d – Do mưa tạo thành.

2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

“Suối gặp bạn hoá thành sông.

Sông gặp bạn hoá mênh mông biển ngời”

a – Suối và sông là bạn của nhau.

b – Suối, sông và biển là bạn của nhau.

c – Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

3. Nước từ trong vách đá chảy ra thì gọi bằng gì?

a – Giọt sương.                      b – Mạch.

c – Mưa bụi.               d – Hơi nước

4. Trong câu “Từ cơn mưa bụi, ngập ngừng trong mây.”, sự vật nào được nhân hóa ?

a – Mây.                      b – Mưa bụi.

c – Bụi.                       d – Ngập ngừng

5. Trong khổ thơ ba, suối được nhân hóa bằng cách nào?

a – Tả suối bằng những từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của con người.

b – Dùng từ gọi (chỉ) con người gọi cho suối.

c – Nói với suối như nói với con người.

d – Cả ba cách trên

6. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ?

a – Lát sau, chúng em, đã trồng xong bồn hoa.

b – Lát sau chúng em, đã trồng xong bồn hoa.

c – Lát sau, chúng em đã trồng xong bồn hoa.

B.Bài kiểm tra viết:

1. Viết chính tả : ( Nghe – viết ) 15 phút. (5 điểm )

2. Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Bài làm

Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 3 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 3 mới cập nhật