Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Trong một tam giác vuông nếu cho trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh và không kể góc vuông) thì ta sẽ tìm được các yếu tố còn lại.
Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
1. Các hệ thức:
Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
a) Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.
b) Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.
\(b=\)\(a\cdot sinB\)\(=a\cdot cosC\);
\(b=c\cdot tgB=c\cdot cotgC\);
\(c=a\cdot sinC=a\cdot cosB\);
\(c=b\cdot tgC=b\cdot cotgB\).
2. Tam giác vuông:
Trong một tam giác vuông nếu cho trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh và không kể góc vuông) thì ta sẽ tìm được các yếu tố còn lại.
Trên đây là bài học "Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 9" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Giải bài tập Toán Lớp 9 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
Ba vị trí tương đối của hai đường tròn và tính chất của đường nối tâm.
Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức dạng:
Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng:
Quy tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương.
Quy tắc cộng đại số dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương. Quy tắc cộng đại số gồm hai bước:
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 9