Lý thuyết Nitơ
Trong bảng tuần hoàn nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.
A. Kiến thức trọng tâm.
1. Trong bảng tuần hoàn nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3.
N có các số oxi hóa thường gặp: -3, +1, +2, +3, +4, +5.
N có số oxi hóa cao nhất là +5, nhưng hóa trị cao nhất chỉ là 4.
2. Cấu tạo phân tử nitơ N ≡ N.
Liên kết ba giữa hai nguyên tử nitơ bền nên ở điều kiện thường nitơ tương đối trơ.
3. Về tính chất vật lí: Ở điều kiện thường nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -1960C.
4. Về tính chất hóa học: Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ: Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
5. Điều chế:
- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Trong phòng thí nghiệm: NH4NO2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) N2 + 2H2O
Hoặc: NH4Cl + NaNO2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) N2 + 2H2O + NaCl
6. Ứng dụng:
- Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
- Trong công nghiệp: dùng để tổng hợp NH3, HNO3, phân đạm,…
7. Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của nitơ. Giải được các bài tập: Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hóa học, tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
- Chương 1: sự điện li
- Chương 2: nitơ-photpho
- Chương 3: cacbon-silic
- Chương 4: đại cương về hóa học hữu cơ
- Chương 5: hidrocacbon no
- Chương 6: hidrocacbon không no
- Chương 7: hiđrocacbon thơm, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. hệ thống hóa về hiđrocacbon
- Chương 8: dẫn xuất halogen-ancol-phenol
- Chương 9: anđehit-xeton-axit cacboxylic