Lý thuyết Áp suất
Áp lực: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
1. Áp lực: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ: Trong hình 7.3a SGK thì trọng lượng của máy kéo là áp lực, trong hình 7.3b SGK thì lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ đều là áp lực.
2. Áp suất: áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức p = \(\frac{F}{S}\).
Lưu ý: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
3. Đơn vị của áp suất: paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).
Lưu ý:
- Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1 Pa = 1 N/m2. Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1 bar = 105 Pa.
- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bời một cột thủy ngân cao 76 cm: 1 at = 103360 Pa.
Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.