Giải bài 131 trang 50 sgk toán 6 tập 1
Tích cảu hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 132 trang 50 sgk toán 6 tập 1
- Bài 133 trang 51 sgk toán 6 tập 1
- Lý thuyết phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài 131.
a) Tích của hai số tự nhiên bằng \(42\). Tìm mỗi số.
b) Tích của hai số tự nhiên \(a\) và \(b\) bằng \(30\). Tìm \(a\) và \(b\), biết rằng \(a < b\).
Bài giải:
a) Giả sử hai số tự nhiên cần tìm là \(a,b\)
Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên bằng \(42\) nên ta có: \(42 = a . b\).
Điều này có nghĩa là \(a\) và \(b\) là ước của \(42\). (Ở bài toán này vai trò của \(a\) và \(b\) tương đương nhau)
Ước của \(42\) là: \(1;2;3;6;7;14;21;42\)
+) Nếu \(a = 1\) thì \(b = 42\).
+) Nếu \(a = 2\) thì \(b = 21\).
+) Nếu \(a = 3\) thì \(b = 14\).
+) Nếu \(a = 6\) thì \(b = 7\).
+) Nếu \(a = 42\) thì \(b = 1\).
+) Nếu \(a = 21\) thì \(b = 2\).
+) Nếu \(a = 14\) thì \(b = 3\).
+) Nếu \(a = 7\) thì \(b = 6\).
Vậy các cặp số tự nhiên có tích bằng \(42\) là: \(1\) và \(42\); \(2\) và \(21\); \(3\) và \(14\); \(6\) và \(7\).
b) Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên \(a\) và \(b\) bằng \(30\) nên ta có: \(30= a . b\).
Điều này có nghĩa là \(a\) và \(b\) là ước của \(30\); và \(a<b\)
Ước của \(30\) là: \(1;2;3;5;6;10;15;30\)
Do \(a<b\) nên ta có:
+) \(a = 1, b = 30\);
+) \(a = 2, b = 15\);
+) \(a = 3, b = 10\);
+) \(a = 5, b = 6\).