Tuần hoàn máu( tiếp)

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. - Khả năng co dãn tự động theo chu ki của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. - Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. - Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến t

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

-       Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.

-       Khả năng co dãn tự động theo chu ki của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

-       Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

-        Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

-       Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCII GIÁO KHOA

                                          PHẦN  TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦     Nghiên cứu bảng 19.1 và tra lời các câu hỏi dưới đây:

-      Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.

-        Tại sao có sự khác nhu về nhịp tim ở các loài động vật?

Trả lời:

-        Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tir lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

-       Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật là do chúng có chu kì tim khác nhau.

♦     - Tại sao tim đập nhanh và mạnh lên làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu

làm huyết áp chậm?

-        Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm ?

Trả lời.

-       Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng vì khi tim đập nhanh và mạnh đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tim đập chậm và yếu đẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.

-        Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm vì khôi lượng máu bị giảm là một trong những yếu tố làm huyết áp giảm.

♦     Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp

trong hệ mạch và giải thích tụi sao có sự biển động đó (dựa vào ma sát của dịch

lỏng chảy trong ống.

Trả lời:

Mô tả sự biến động cùa huyết áp trong hệ mạch của ngưởi trưởng thành:

+ ở động mạch chủ: huyết áp tâm thu là 140 mmHg, huyết áp tâm trương là 120 mmHg.

+ ở động mạch lớn: huyết áp tâm thu là 125 mmHg, huyết áp tâm trương là 110 mmHg.

+ Ở tiểu động mạch: huyết áp tâm thu là 60 mmHg. huyết áp tâm trương là 40 mmHg.

+ Ở mao mạch: huyết áp tâm thu là 40 mmHg, huyết áp tâm ưương là 20 mmHg.

+ ở tiểu mao mạch: huyết áp tâm thu là 15 mmHg. huyết áp tâm trương là 10 mmHg.

+ ở tĩnh mạch chủ: huyết áp bằng 0.

      Quan sát hình 19.4. sau đó trả lời các câu hỏi sau:

-        Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

-        So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch

 


Các bài học liên quan
Cảm ứng ở động vật Sinh lớp 11
Cảm ứng ở động vật (tiếp)
Lý thuyết Điện thế nghỉ
Truyền tin qua xinap
Tập tính của động vật
Tập tính của động vật( Tiếp)

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật