Giải câu hỏi trang 28, 29 SGK Địa lý 6

Câu 1. Dựa vào hình 24 SGK, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN). và đường phân chia sáng tối (ST) không “trùng nhau”?

Câu 1. Dựa vào hình 24 SGK, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN). và đường phân chia sáng tối (ST) không “trùng nhau”?

Trả lời:

Do Trái Đất hình cầu nên Trái Đất lúc nào cũng chỉ được chiếu sáng một nửa. Giới hạn sáng tối là đường ST trong hình 24 trên thực tế là một vòng tròn. Nhưng do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỳ đạo, còn đường phân chia sáng tối lại vuông góc với mặt phảng quỳ đạo nên đường biểu diễn trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không bao giờ trùng nhau.

 

 

Câu 2. Dựa vào hình 24 SGK, cho biết:

+ Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

+ Vào ngày 22-12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

Trả lời:

+ Ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’B. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Bắc.

+ Ngày 22-12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở 23°27’N. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Nam.

 

Câu 3. Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:

+ Sự khác nhau của độ dài ngày, đêm tại các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12.

+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở địa điểm c nằm trên đường Xích đạo.

Trả lời:

. + Vào ngày 22-6 ở nửa cầu Bắc, độ dài các đoạn được chiếu sáng ở các vĩ tuyến qua A và B đều dài hơn đoạn bị khuất bóng, nghĩa là ngày dài hơn đêm. Ở nửa cầu Nam, độ dài các đoạn được chiếu sáng ở các vĩ tuyến qua A" và B’ đều ngắn hơn đoạn bị khuất bóng, nghĩa là ngày ngắn hơn đêm.

Trong ngày 22-12, hiện tượng hoàn toàn ngược lại.

+ Điểm C nằm trên Xích đạo trong hình 25, nên vào ngày 22-6 và 22-12 độ

dài các đoạn được chiếu sáng và khuất bóng đều bằng nhau, nghĩa là ngày dài bằng đêm.

 

Câu 4. Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm cực như thế nào?

Trả lời:

 + Ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng, do đó độ dài ban đêm là 24 giờ.

+ Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ.

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.

Các bài học liên quan

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật