Trả lời gợi ý Bài 17 trang 58 SGK GDCD lớp 7
Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
- Bài học cùng chủ đề:
- Giải bài tập Bài 17 trang 59 SGK GDCD lớp 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
a) Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào ?
Trả lời
Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan:
- Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
- Các cơ quan hành chính nhà nước
- Các cơ quan xét xử
- Các cơ quan kiểm sát
b) Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào ? Kể tên các cơ quan đó.
Trả lời
Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân bao gồm:
- Quốc hội
- Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
- Hội đồng nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn)
Cơ quan hành chính nhà nước gồm :
- Chính phủ
- Uy ban nhân dân tỉnh (thành phô' trực thuộc trung ương)
- ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
Các cơ quan xét xử gồm
- Tòa án nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân tỉnh (thành phô' trực thuộc trung ương)
- Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Các tòa án quân sự
Cơ quan kiểm sát gồm
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
- Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Các viện kiểm sát quân sự
c) Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ?
Trả lời
Vì Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những việc quan trọng nhất của nhà nước như:
+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.
+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.
d) Vì sao Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương ?
Trả lời
Bởi vì, Hội đồng nhân dân là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân từng địa phương lựa chọn và bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương để tham gia công việc của nhà nước ở địa phương.
đ) Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội ?
Trả lời
Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì Chính phủ do Quôc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc. Chính phủ được giao những nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
+ Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và đối ngoại, nhằm làm cho đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
e) Vì sao Ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan chấp hành của Hội đổng nhân dân ?
Trả lời
Vì ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra để quản lí, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
g) Theo em, công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bầu ra và đối với cơ quan nhà nước ?
Trả lời
- Quyền:
+ Làm chủ.
+ Giám sát các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
+ Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
- Nghĩa vụ:
+ Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Bảo vệ các cơ quan nhà nước
+ Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ
- Bài 1: sống giản dị
- Bài 2: trung thực
- Bài 3: tự trọng
- Bài 4: đạo đức và kỷ luật
- Bài 5: yêu thương con người
- Bài 6: tôn sư trọng đạo
- Bài 7: đoàn kết, tương trợ
- Bài 8: khoan dung
- Bài 9: xây dựng gia đình văn hóa
- Bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Bài 11: tự tin
- Bài 12: sống và làm việc có kế hoạch
- Bài 13: quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
- Bài 14: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: bảo vệ di sản văn hóa
- Bài 16: quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Bài 17: nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
- Bài 18: bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)