Trả lời gợi ý Bài 14 trang 45 SGK GDCD lớp 7
Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Giải bài tập Bài 14 trang 46 SGK GDCD lớp 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
a) Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt.
Trả lời
- Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng.
- Lâm tặc hoành hành.
- Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên rừng.
- Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.
b) Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống của con người.
Trả lời
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
c) Em hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể trên.
Trả lời
Thông tin: những giải pháp, những chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn xâm hại rừng, ngăn chặn tình trạng suy giảm rừng, kiểm soát các thảm họa mất rừng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Diện tích rừng bị tàn phá do chiến tranh, do khai thác bừa bãi, nạn lâm tặc, do du canh du cư phá rừng lấy đất canh tác...
Tất cả những điều thông tin đưa có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Rừng bị tàn phá, thiên nhiên vị tàn phá đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người dẫn đến hậu quả: lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và của.
d) Em hiểu thế nào là môi trường ? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.
Trả lời
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thảiế..).
Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
+Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.
+Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.
+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.
+ Săn bắt động vật quý hiếm.
- Bài 1: sống giản dị
- Bài 2: trung thực
- Bài 3: tự trọng
- Bài 4: đạo đức và kỷ luật
- Bài 5: yêu thương con người
- Bài 6: tôn sư trọng đạo
- Bài 7: đoàn kết, tương trợ
- Bài 8: khoan dung
- Bài 9: xây dựng gia đình văn hóa
- Bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Bài 11: tự tin
- Bài 12: sống và làm việc có kế hoạch
- Bài 13: quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
- Bài 14: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: bảo vệ di sản văn hóa
- Bài 16: quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Bài 17: nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
- Bài 18: bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)