Đạt điểm cao khi kiểm tra kì 2 Địa 9 không thể bỏ qua 2 đề sau đây

Gửi các em học sinh “Đạt điểm cao khi kiểm tra kì 2 Địa 9 không thể bỏ qua 2 đề sau đây”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Tuyển chọn 2 đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lớp 9 có đáp án năm 2017.

1 : Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

2: Căn cứ vào At lát Địa lí Việt Nam( Trang Du lịch) và kiến thức đã học, chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng du lịch biển và tiềm năng đó đang được khai thác.

3 : Nêu đặc điểm vị trí địa lí của tỉnh Thái Bình? Vị trí địa lí đã tạo cho Thái Bình những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế?

4 : Dựa vào bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước .

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm 1995 2000 2008
Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 2701,9
Cả nước 1584,4 2250,5 4602,0

a.Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?

b. Nêu nhận xét về sự thay đổi sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và vai trò trong sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. –  Tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long :

+Vùng đồng bằng sông Cửu Long  tương đối  rộng (4 triệu ha ), địa hình thấp bằng phẳng , diện tích đất phù sa ngọt  lớn (1,2 triệu ha), khí hậu cận xích đạo  nóng ẩm mưa nhiều, nguồn nước dồi dào…là điều kiện thuận lợi thâm canh lúa nước và  hoa màu… (  Đây là vùng trồng lúa lớn nhất cả nước )

+ Vùng biển ấm, ngư trường rộng, Sông ngòi nhiều kênh rạch, nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, lợ, mặn  phong phú…Tạo điều kiện khai thác,  nuôi trồng thuỷ hải sản .

+ Diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn … Phát triển nghề rừng và bảo tồn  nguồn sinh thái động thực vật …

+ Khoáng sản : Đá vôi, than bùn … là cơ sở phát triển công nghiệp

+ Tài nguyên du lịch sinh thái nhiều tiềm năng  và giao thông vận đường tải thuỷ, đường biển  đa dạng tạo điều kiện giao lưu phát triển  kinh tế , dịch vụ du lịch …

2. a.   Tiềm năng du lịch biển:

– Đường bờ biển dài, dọc bờ biển có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

– Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh đẹp, kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt có vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là kì quan thế giới.

b. Khai thác tiềm năng:

– Các trung tâm du lịch biển phát triển nhanh, đặc biệt ở ven biển miền Trung.

– Từ Bắc vào Nam có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

3. a. Vị trí địa lí tỉnh Thái Bình:

– Nằm phía đông nam ĐB sông Hồng. Tọa độ từ 20017/ B – 20044/ B, từ 106006/ Đ -106039/ Đ.

– Tiếp giáp: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, vịnh Bắc Bộ.

b. Thuận lợi :

– Là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ kĩ thuật, mở ra khả năng sản xuất hàng hóa, giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và quốc tế.

c. Khó khăn: Bị cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.

4. a.     Vẽ biểu đồ cột: Vẽ đủ các năm, mỗi năm 2 cột, ghi đủ: Đơn vị của các trục, số liệu trên các cột, tên biểu đồ, chú giải.

b. Nhận xét: Sản lượng thủy sản của ĐB sông Cửu Long liên tục tăng qua các năm.Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất thủy sản của cả nước, là vùng sản xuất thủy sản quan trọng và lớn nhất nước ta.


Đề số 2

1:a) Hoạt động công nghiệp ở Đông Nam Bộ có vai trò gì với nền công nghiệp của n­ước ta?

b) Tại sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu t­ư n­ước ngoài?

2:a.Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam( Trang Giao thông) và kiến thức đã học, cho biết nước ta có những điều kiện nào để phát triển giao thông vận tải biển?

b.Hãy xác định một số cảng biển lớn và một số tuyến giao thông đường biển ở nước ta?

3. Trình bày đặc điểm chung về kinh tế của tỉnh Thái Bình?

4. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2002. (Đơn vị: triệu tấn)

Năm 1999 2000 2001 2002
Dầu thô khai thác 15.2 16.2 16.8         16.9
Dầu thô xuất khẩu 14.9 15.4 16.7 16.9
Xăng dầu nhập khẩu 7.4 8.8 9.1 10.0

a) Vẽ biểu đồ cột kép thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2002 ?

b) Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta.

GIẢI ĐỀ 

1. a) Vai trò nền công nghiệp ở Đông Nam Bộ với cả nước.

– Hoạt động công nghiệp xây dựng tăng nhanh.

– Chiếm 59,3% so với cơ cấu kinh tế của vùng và 38,5% so với cả nước).

– Có cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng ( chứng minh một số ngành công nghiệp cụ thể của vùng).

– Có vai trò thúc đấy phát triển kinh tế của vùng và các vùng khác phát triển).

b) Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài vì:

-Vùng có lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu, nguồn tài nguyên)…

– Là vùng đông dân, nguồn lao động dồi dào, năng động, lao động có trình độ kĩ thuật cao.

– Cơ sở vật chất khá hoàn thiện …

– Có ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài.

2. a. Những điều kiện để phát triển GTVT biển:

+ đường bờ biển dài, vùng biển rộng, ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển ,nhất là cảng nước sâu.

+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

b.- Một số cảng biển lớn: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn.

–         Một số tuyến giao thông đường biển:

+ Nội địa: TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng, Hải Phòng – Đà Nẵng, Đà Nẵng-Quy Nhơn, Cửa Lò-Đà Nẵng…

+ Quốc tế: Hải Phòng- Hồng Công, Hải Phòng-Tô-ki-ô, TP Hồ Chí Minh- Xin-ga-po, TP Hồ Chí Minh-Vla-đi-vô-xtoc…

3. – Đặc điểm chung về kinh tế Thái Bình:

+ Nền kinh tế còn nhỏ bé, mang nặng tính thuần nông.

+ Cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

+ Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang từng bước được hình thành.

4. a) Vẽ biểu đồ.

– Vẽ đúng dạng biểu đồ cột kép.

– Thể hiện đầy đủ các nội dung trên biểu đồ, số liệu thể hiện tương đối chính xác, khoa học.

b) Nhận xét:

– Nước ta có sản lượng dầu khí lớn, sản lượng dầu mỏ không ngừng gia tăng .

– Sản lượng dầu thô khai thác được phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xuất khẩu dưới dạng thô do công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển.

– Lượng xăng dầu nhập khẩu của nước ta ngày càng lớn.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 9 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 9 mới cập nhật