Đề cương ôn tập kiểm tra học kì lớp 6 môn Sử
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đề cương ôn tập kiểm tra học kì lớp 6 môn Sử. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sử lớp 6 có đáp án năm 2015
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
[Lịch sử 6] Đề cương hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì lớp 6 môn Sử năm 2015: Phần lịch sử thế giới cận đại, phần lịch sử Việt Nam.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn Lịch sử lớp 6
NĂM HỌC 2015 – 2016
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI:
Chủ đề 1: Xã hội nguyên thủy
-Những đặc điểm chính về công cụ lao động của người thời nguyên thủy.
-Những tỉnh tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy trên đất nước ta
-Sự thay đổi nơi ở của người nguyên thủy và ý nghĩa của sự thay đổi đó.
-Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy.
-So sánh đặc điểm chính về: Thời gian xuất hiện, hình dáng, thể tích não, tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.
Chủ đề 2: Các quốc gia cổ đại trên thế giới.
-Tên các quốc gia cổ đại. Điều kiện dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại trên thế giới
-Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Tên quốc gia, ngành kinh tế chính, các tầng lớp chính, thể chế nhà nước.
-Giai cấp đóng vai trò quan trọng nhất trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
Chủ đề 3: Những thành tựu văn hóa thời cổ đại
– Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của người thời cổ đại
– Đánh giá ý nghĩa của những thành tựu văn hoá đó.
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (Từ nguồn gốc đến thế kỉ I)
Chủ đề 4: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:
-Hòan cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
-Nét chính trong được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
-Mô tả thành Cổ Loa và nhận xét nét độc đáo của thành.
-Thống kê nhà nước Văn Lang, Âu Lạc theo yêu cầu: Hoàn cảnh ra đời, tổ chức nhà nước, sự sụp đổ.
-Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. Bài học rút ra từ sự thất bại của An Dương Vương trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Chủ đề 5: Nước Cham –Pa và Phù Nam
-Lập bảng thống kê quốc gia Cham-pa và Phù Nam theo yêu cầu: Hoàn cảnh ra đời, thể chế chính trị, các ngành kinh tế chính, thành tựu văn hóa tiêu biểu.
-Những nền văn hóa tiêu biểu cơ sở ra đời của hai quốc gia Cham-Pa và Phù Nam.
B.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN SỬ 6
TT | Chủ đề (Nội dung) | Dự kiến số câu | Dự kiến số điểm |
1 | Xã hội nguyên thủy | 01 | 2.0 |
2 | Các quốc gia cổ đại và Thành tựu văn hóa cổ đại trên thế giới | 01-02 | 4.0 |
3 | Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc hoặc nước Cham-pa và Phù Nam | 01-02 | 4.0 |
Tổng | 03 – 04 | 10.0 |
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HOC KÌ I LỊCH SỬ LỚP 6 NĂM HỌC 2015-1016
1. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
* Nguyên nhân:
– Vào khoảng thế kỷ VIII – VII.TCN ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ ngày nay đã hình thành những bộ lac lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu – nghèo nảy sinh.
– Cần người chỉ huy tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
– Chấm dứt các cuộc xung đột giữa các làng bản, tộc người.
* Nguyên nhân quan trọng nhất là……………………..
* Vì :
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
* Đời sống vật chất:
– Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau cà, thịt cá, biết làm mắm, dùng gừng làm gia vị
– Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
– Trang phục: nam đóng khố mình trần . Nữ mặc váy áo xẻ có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó hoặc tết đuôi sam.
– Họ đi lại bằng thuyền, voi.
* Đời sống tinh thần:
– Thường chổ chức lễ hội, vui chơi
– Phong tục, tập quán: làm bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng.
– Tín ngưỡng : thờ các lực lượng tự nhiên , chôn người chết.
3. Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Lúa gạo trở thành lương thực chính của con người Việt Nam. Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực. Định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng các con sông lớn : sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, …cuộc sống ổn định và phát triển hơn về vật chất lẫn tinh thần..
4 Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu- Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
-Năm 218 TCN vua Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
-Sau 4 năm chinh chiến ,quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang.
– Cuộc kháng chiến bùng nổ Người Tây Việt, Lạc Việt đoàn kết lại, tôn Thục Phán làm chỉ huy ,ngày ở trong rừng ,đêm đến ra đánh quân Tần.
– Năm 214 TCN , người Việt đã đại phá quân Tần, kháng chiến thắng lợi.
5:Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi?
– Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây âu-Lạc Việt.
– Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích.
6. Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Để lại bài học kinh nghiệm : đối với kẻ thù là phải tuyệt đối cảnh giác, không được chủ quan, luôn đề phòng. Vua phải dưa vào dân để hợp sức đánh giặc bảo vệ đất nước
7. Hoàn thành sơ đồ và trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang.
* Tổ chức nhà nước Văn Lang đứng đầu nhà nước là vua. Giúp vua có các lạc hầu, lạc tướng. cả nước chia thành 15 bộ. Đứng đầu bộ là lạc tướng. Bộ chia thành chiềng chạ do bồ chính đứng đầu
8 Nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?
Bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội. tuy còn đơn giản nhưng là tổ chức chính quyền cai quản cả nước