Giải bài 1,2,3,4 Sinh 11 trang 157
Câu 1. Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Câu 2. Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Câu 3 Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ? Câu 4. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Câu 1. Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Trả lời:
Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền và hoocmôn.
Câu 2. Nêu một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Trả lời:
Một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...
Câu 3 Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ?
Trả lời:
Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Câu 4. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.
Trên đây là bài học "Giải bài 1,2,3,4 Sinh 11 trang 157" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 11" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Giải bài tập Sinh Học Lớp 11 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Câu 1. So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật? Câu 2. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao? Câu 3. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Câu 2. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước? Câu 3. Cho ví dụ về loài động vật có thụ tinh trong? Câu 4. So sánh sinh sản hữu tính à động vật và thực vật?
Câu 1. Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn ơstrôgen ) dư có thể tránh được mang thai, tại sao? Câu 2. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao? Câu 3. Quá trình sản xuất hoocmôn FSH. LH, (ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
Câu 1. Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người?Câu 2. Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác ? Câu 3. Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Cảm Ứng. Sinh trưởng và phát triển. Sinh sản
Câu 3: (2 điểm)Phân biệt hai con đường dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ trong cây.Câu 4: (3 điểm)Nêu vai trò của quá trình quang hợp. Trình bày khái niệm về hai pha của quang hợp.Câu 5: (2 điểm)Sự thay đổi nồng độ 02 và CO2 trong môi trưỜng sẽ ảnh hưởng hô hấp ở thực vật như thế nào?
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 11