Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, khổ thơ nào để lại trong em nhiều ấn tượng nhất? Viết đoạn văn nêu rõ lí do?

Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.

       Ngửa mặt nhìn lên mặt

 Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

  Như là sông là rừng

          Không phải là "ngửa mặt nhìn lên trăng" mà "ngửa mặt nhìn lên mặt" vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng "có cái gì rưng rưng". Có thể là đôi mắt "rưng rưng" hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.

Trích: dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Bằng hình ảnh trăng hiện ra đột ngột giữa khung cảnh thành phố, bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa. Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng
Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất  nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất. Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định trên
Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (bài 1)
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( bài 3).

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật