CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phẩn Tiếng Việt)

Bài tập 1.

Câu a: Từ ngữ địa phương là từ "u".

Câu b: Từ ngữ địa phương là từ "mợ".

Bài tập 2. Ở mỗi địa phương có những cách xưng hô khác với xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân.

Chẳng hạn:

- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mả, mạ (mẹ); cố, bủ (cụ); bá (bác); dượng (chú)...

- Đại từ chỉ người: tui, choa, qua (tôi); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn);...

Lưu ý: (những từ trong ngoặc đơn là từ ngữ toàn dân)

Bài tập 3. Từ xưng hô địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp hẹp, giữa những người cùng gia đình hoặc cùng địa phương. Không được dùng từ xưng hô địa phương trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.

Bài tập 4. Tiếng Việt khác với các ngôn ngữ châu u ở chỗ các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng từ xưng hô, trừ một số trường hợp đặc biệt như vợ, chồng, con rể, con dâu. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt.

Các bài học liên quan
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (lỗi lô-gíc)
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (luyện tập)

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật