Chân dung Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan

Là nhà văn am hiểu sâu sắc xã hội phong kiến, Nguyễn Công Hoan đã khắc hoạ nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, chuyên đục khoét, chuyên ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.

    Khi nhắc đến bọn quan lại dưới thời phong kiến, nhân dân ta thường nhìn chúng với thái độ căm ghét, ghê tởm và gọi chúng là “quan tham, sâu mọt”.

Là nhà văn am hiểu sâu sắc xã hội phong kiến, Nguyễn Công Hoan đã khắc hoạ nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, chuyên đục khoét, chuyên ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.

Mở đầu truyện nhà văn cực lực lên án sách vệ sinh, ông cho rằng sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở hợp vệ sinh thì mới có sức khỏe tốt. Với Huyện Hinh điều đó không đúng một chút nào, hắn chuyên “ăn bẩn” mà vẫn béo, rất béo là đằng khác. Phải chăng “ăn bẩn” mà nhà văn nói ở đây là “ăn bẩn” theo một nghĩa khác?

Giọng văn châm biếm hài hước, thật kinh ngạc: Chà! Chà! Béo ơi là béo vì to béo quá, thân hình quan đồ sộ làm cho quan tưởng là “nói xỏ” khi có thằng dân nào nói nhờ bóng quan lớn to béo đến mức ra mặt hắn căng lên, râu không sao chồi ra ngoài được. Bởi vậy ngoài tứ tuần mà mặt hắn cứ nhẵn thín, cố gắng lắm trên mép hắn mới có được cái dấu chua chủa.

Bằng thủ pháp cường điệu phóng đại nhà văn miêu tả diện mạo bên ngoài của hắn nhằm chứng minh: “những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả”. Ăn bẩn không phải là ăn ở thiếu vệ sinh mà chính là kiếm ăn bằng những phương cách bẩn thỉu hèn hạ. Danh tính của Huyện Hinh sang đến nỗi làm quan luôn bị dân kiện, bao năm vẫn “lẹt đẹt” tri huyện mãi. Hắn bảo làm bố chánh có văng sỉ ra mà ăn. Đó là sự lọc lõi, cáo già của kẻ chuyên ăn bẩn. Với y danh dự, nhân phẩm, trách nhiệm cũng không bằng cách đục khoét dốc đầy vào bao tượng mặc dù có “bẩn” đi chăng nữa.

Ta hãy xem hắn - Huyện Hinh ăn bẩn như thế nào? Trong truyện này chỉ là một phương cách trong muôn nghìn phương cách mà Huyện Hinh ăn bẩn. Con mẹ Nuôi vào cửa quan. Nó đi trình việc mất trộm hôm trước lên quan. Trước khi lên quan nó phải đi chạy vạy vay mượn một đồng hai hào, vì nó biết được “thông lệ gặp quan”. Trước mặt quan, ngài oai vệ quá, mắt trừng trừng nhìn nó. Thế là lúng túng, run quá, hoảng quá, nó đi trình việc mất trộm mà y như nó là kẻ ăn trộm vậy. Thế là rơi tiền, đồng rơi ở xó này, đồng rơi ở xó kia, quái! Còn một đồng nữa? Nó không biết rằng đồng hào mà nó tưởng là có ma ấy đang nằm dưới chân “con ma” trước mặt nó. Không đủ tiền “vi thiềng” quan con mẹ Nuôi lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ cho con mẹ khốn nạn đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí mà vẫn thản nhiên như không, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.

Tội nghiệp cho con mẹ Nuôi đã mất trộm lại mất cả tiền đi trình việc mất trộm. Nó phải đi vay tiền cả thảy có một đồng hai, khốn nạn có phải lót cho tên lính lệ hai hào từ cổng. Còn một đồng cứ tưởng... do lúng túng, hoảng sợ trước cửa quan, cả năm đồng hào đôi rơi tuốt xuống sân nhà, và thế là trong số tiền rơi ấy có một đồng “có ma”. Nó khăng khăng là “đồng hào của nó có ma”, nó không dám nghi ngờ cho quan bởi vì cửa quan là nơi tôn nghiêm, uy nghi sao có chuyện như vậy được. Nó lủi thủi ra về, mất đến bốn hào bạc mà không giải quyết được việc gì.

Con mẹ Nuôi sẽ không khỏi hoài nghi về tiền mà nó mang đi lót tay cho quan để trình việc mất trộm. Có phải có ma thật trong đồng hào đôi của nó? mà nếu có ma thì tại sao nó lại không biến mất khỏi bao tượng bên người nó. Vậy thì ma ở đâu? Có ma thật không? sự nghi ngờ này được Nguyễn Công Hoan giải mã bằng đoạn băng ghi hình sau ...Dịch chiếc giày ra một tí... bỏ tọt vào túi. Trong buồng quan chỉ có con mẹ Nuôi và quan vậy ai là ma? Con ma ấy là Huyện Hinh. Con ma đang trừng trừng nhìn nó vẻ soi mói, và có lẽ y quan sát xem đối tượng trước mặt mình là ai, y sẽ khoét bằng cách nào.

Con ma giữa công đường, con ma thực thi pháp luật, phụ mẫu hi dân phải chăng quan lại phong kiến đều là bọ ma quái, tham lam nhũng nhiễu như vậy sao? Chúng dùng bao phương cách “mưu na trước quỷ” để bóc lột đến tận xương tuỷ của nhân dân. Vậy thì dân có thể trông tin quan như trời hạn trông mưa thế nào được.

Hắn ti tiện bẩn thỉu vô cùng khi ăn món tiền chỉ đáng bằng món tiền con mẹ Nuôi lót tay cậu lính lệ. Hắn oai vệ quá, hắn béo quá và hắn còn càng ngày càng béo vì “ăn bẩn”.

Cũng là quan huyện, nhưng viên quan phụ mẫu lại được Phạm Duy Tốn miêu tả sinh động ở góc độ khác. Vô trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, ăn chơi hưởng thụ phó mặc cuộc sống của dân lành, khi thấy có khả năng mình bị liên lụy y đổ tội cho kẻ khác. Như vậy bộ mặt quan lại xưa là như thế, chúng bẩn thỉu ti tiện, vô lương tâm. Chẳng thế mà có bao câu ca dao tục ngữ chế giễu, đả kích bọn quan lại, coi chúng là sâu bọ, ung nhọt, kẻ cướp trong xã hội.

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

Hay

Quan đi kinh lý trong vùng

Đâu có... gà vịt thời lùng về xơi

Có thể nhà văn dùng chút ít lối viết phóng đại, nhưng bản chất sự việc là có thật. Huyện Hinh là một tên quan có tâm địa hèn hạ, bẩn thỉu không từ chối bất kỳ thủ đoạn kiếm ăn nào. Đó cũng chính là bản chất chung của bọn quan lại dưới thời phong kiến. Cách nhìn của nhà văn đối với chúng cũng chính là cách nhìn của nhân dân ta. Từ đó dẫn đến một thái độ căm ghét, phản kháng, và tất yếu dẫn đến đấu tranh chống lại cường quyền áp bức.

 Trích: dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Cảm nhận khi đọc Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
Cảm nhận khi đọc Mùa xuân của tôi (trích Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọn) của Vũ Bằng.
Soạn bài Mùa xuân của tôi

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật